Sinh Học lớp 12 CB



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Sinh 12 C¬ b¶n

M«n thi: Sinh 12 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 189

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..........................

C©u 1: Sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng  ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n có thể làm xuất hiện các loại giao tử

A. 2n, n.                       B. n, 2n +1.                         C. n, n+1, n-1.                     D. n+1, n-1

C©u 2: Giả sử 1 gen chỉ được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit A, G và X. Trên mạch gốc của gen đó có thể có tối đa

A. 64 loại mã bộ ba      B. 16 loại mã bộ ba             C. 27 loại mã bộ ba             D. 8 loại mã bộ ba

C©u 3: Trong các phép lai sau, phép lai nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất?

A. AABbdd x AabbDD                                          B. AaBbDd x AaBbDd     

C. AaBbdd x aabbdd                                              D. AaBBDD x AABbDd

C©u 4: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể

A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.

C©u 5: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen là:

A. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng (dẫn tới sự phân li độc lập của các gen tương ứng) tạo các loại giao tử và tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh

B. sự tự nhân đôi của NST ở kì trung gian và sự phân li đồng đều của NST ở kì sau của quá trình giảm phân

C. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp lại của cặp NST tương đồng trong thụ tinh

D. sự tự nhân đôi, phân li của các NST trong giảm phân và sự tổ hợp lại của các NST trong thụ tinh

C©u 6: Thể lệch bội là gì?

A. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có sự thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST tương đồng

B. Cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST chứa nhiều NST

C. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST chứa một NST

D. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST chứa 2 NST

C©u 7: Các côdon nào dưới đây không mã hóa axit amin (côdon vô nghĩa)?

A. AUA, UAA, UXG     B. AAU, GAU, UXA        C. UAA, UAG, UGA    D. XUG, AXG, GUA

C©u 8: Điểm mấu chốt trong quá trình tự nhân đôi của ADN làm cho 2 ADN con giống với ADN mẹ là

A. nguyên tắc bổ sung, bán bảo toàn.                      B. một bazơ bé bù với một bazơ lớn.

C. sự lắp ráp tuần tự các nuclêôtit.                           D. bán bảo tồn.

C©u 9: Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên

A. cành tứ bội trên cây lưỡng bội                             B. cành đa bội lệch.

C. thể tứ bội.                                                             D. thể bốn nhiễm.

C©u 10: Trong phép lai: BbDd x Bbdd. Tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen: B-D- ; BBDD; bbdd ở đời con lần lượt là:

A.              B.                         C.                           D.

C©u 11: Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài thứ nhất là FF, loài thứ 2 là GG thể song nhị bội là

A. FFGG                      B. FFFF                              C. GGGG                           D. FG

C©u 12: Kỳ giữa của nguyên phân của tế bào nhiễm sắc thể ở dạng

A. sợi cơ bản, đường kính 10 nm.                         B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm.

C. siêu xoắn, đường kính 300 nm.                         D. crômatít, đường kính 700 nm.

C©u 13: Ở thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng. Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ phấn, Menđen đã thu được thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu hình thế nào?

A. 1/4  giống bố đời P: 2/4 giống F1: 1/4 giống mẹ đời P

B. 3/4 giống mẹ đời P: 1/4 giống bố đời P

C. 3/4 giống bố hoặc mẹ đời P và giống kiểu hình F1: 1/4 giống bên còn lại đời P.

D. 3/4 giống bố đời P: 1/4 giống mẹ đời P.

C©u 14: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:

A. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

B. sự phân li độc lập của các tính trạng.

C. sự phân li kiểu hình 9:3:3:1.

D. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.

C©u 15: Hội chứng đao ở nguời là thể đột biến lệch bội thuộc dạng:

A. 2n – 2                      B. 2n-1                                C. 2n + 2                             D. 2n+1

C©u 16: Tác nhân hoá học như 5- brôm uraxin là chất đồng đẳng của timin gây

A. đột biến thêm A                                                  

B. đột biến mất A

C. nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch AND gắn nối với nhau.    

D. đột biến A-T"G-X.

C©u 17: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit trên mạch gốc như sau:

3'TAX - AAG - GAG - AAT - GTT- TTA - XXT - XGG - GUG - GXX - GAA - ATT 5'

Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp để gen trên tổng hợp chuỗi polipeptit là:

A. 6 aa                          B. 5aa                                  C. 7 aa                                 D. 4 aa

C©u 18: Một tế bào sinh dục cái, xét 3 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng có kí hiệu AaBbDd, giả sử không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra. Thực tế tế bào này sẽ cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 1 loại giao tử           B. 4 loại giao tử                  C. 8 loại giao tử                  D. 16 loại giao tử.

C©u 19: Tỉ lệ kiểu gen xuất hiện từ phép lai Aaaa x Aaaa là

A. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa                                        B. 1AAAa : 5AAaa : 5Aaaa: 1aaaa

C. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa: 8Aaaa: 1aaaa        D. 1AAaa : 4Aaaa : 1aaaa

C©u 20: Gen A đột biến thành gen a, sau đột biến chiều dài của gen không đổi, nhưng số liên kết hyđrô thay đổi đi một liên kết. Đột biến trên thuộc dạng:

A. thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại.                       B. mất 1 cặp nuclêôtit.

C. thêm 1 cặp nuclêôtit.                                            D. thay thế 1 cặp nuclêôtit khác loại

C©u 21: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
  1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai
  2. Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3
  3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh
  4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.Trình tự các bước thí nghiệm của Menđen là

A. 4 à2 à1 à3         B. 4 à2 à3 à1                C. 4 à3 à2 à1                D. 4 à1 à2 à3

C©u 22: Ở một đối tượng nhân sơ, một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi có axit amin thứ 250 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là

A. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 250.

B. mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 250.

C. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 251.

D. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 251.

C©u 23: Pôlixôm có vai trò gì?

A. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại   B. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục

C. Làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin cùng loại    D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác

C©u 24: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính quy luật của hiện tượng di truyền là:

A. Lai phân tích.                                                       B. Lai và phân tích cơ thể lai

C. Tạo dòng thuần                                                    D. Sử dụng thống kê toán học

C©u 25: Cho các thể tứ bội BBbb giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen Bbbb ở đời con là:

A. 8/ 36                        B. 18/36                              C. 6/36                                D. 16/36.

C©u 26: Ở đậu Hà lan, gen A : hạt vàng, alen a: hạt xanh; gen B: hạt trơn, alen b: hạt nhăn nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu Hà lan hạt vàng, trơn dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây hạt vàng, nhăn và 1 cây hạt xanh, trơn ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện cây hạt xanh, nhăn ở F2

A. 1/32                         B. 1/128.                             C. 1/9.                                 D. 1/81.

C©u 27: Một gen có chiều dài là 4080  có số nuclêôtit loại A là 560. Trên một mạch nuclêôtit A = 260; G = 380. Gen trên thực hiện phiên mã, môi trường nội bào đã cung cấp số ribônuclêôtit U là 600. Số lượng các loại nuclêôtit trên mạch gốc của gen là

A. A = 300; T = 260; G = 260; X = 380                B. A = 380; T = 180; G = 260; X = 380

C. A = T = 560; G = X = 640                                D. A = 260; T = 300; G = 380; X = 260

C©u 28: Một nuclêôxôm gồm

A. một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.

B. phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn.

C. phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.

D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit.

C©u 29: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AABbDd x AabbDd (mỗi gen quy định một tính trạng và di truyền độc lập, các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ cho ra:

A. 4 loại kiểu hình ; 8 loại kiểu gen                       B. 8 loại kiểu hình ; 27 loại kiểu gen

C. 8 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen                      D. 4 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen

C©u 30: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Thành phần cấu tạo của Opêron Lac bao gồm.

A. Một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.

B. Một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc.

C. Một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.

D. Một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa (R).

 

----------------- HÕt 189 -----------------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu