MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN



MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II  – MÔN NGỮ VĂN

KHỐI 11 – BAN CƠ BẢN

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 

I/ Mục tiêu ra đề kiểm tra:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 11

Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II/ Hình thức đề kiểm tra: Tự luận.

III/ MA TRẬN ĐỀ

 

Chủ đề  - mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

a.     Văn học

Vội vàng – Xuân Diệu

-       Tràng giang – Huy Cận

-       Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

-       Từ ấy – Tố Hữu

-       Một thời đại trong thi ca

b.     Lí luận văn học

Thể loại văn học

 

 

Nhớ và ghi lại được những, nét cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của một tác giả, một chi tiết, hình ảnh hoặc khái niệm ...

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm

Tỉ lệ

2.0

20%

 

 

2 câu

2.0 điểm = 20%

2. Nghị luận xã hội

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

 

 

Tích hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài văn NLXH, nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

1

3.0

30%

1câu

3.0 điểm= 30%

3. NLVH

Vội vàng – Xuân Diệu

-       Tràng giang – Huy Cận

-       Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

-       Từ ấy – Tố Hữu

 

 

 

Tích hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài văn NL về  một đoạn trích, một tác phẩm thơ

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

1

5.0

50%

1 câu

5.0 điểm = 50%

Tổng cộng

Số điểm

Tỉ lệ

2.0 điểm

20%

 

8.0 điểm

80%

10 điểm = 100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    ĐỀ THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11 - CƠ BẢN

Ngày kiểm tra:

Thời gian: 120' (không kể thời gian giao đề)

 

          I. PHẦN CÂU HỎI GIÁO KHOA (2 ĐIỂM)

Câu 1(1đ):   Nêu đặc điểm của thể văn nghị luận?

Câu 2(1đ):  Nêu ngắn gọn giá trị nội dung bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu?

II. PHẦN LÀM VĂN (8 ĐIỂM)

1. Bài văn nghị luận xã hội(3 điểm):

  Có ý kiến cho rằng: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

          Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. (Bài viết không quá hai trang giấy thi)

2 Bài văn nghị luận văn học(5 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

         (Trích Từ ấy của Tố Hữu, SGK Ngữ văn 11, tr.44)

 

         

 

-----------------HẾT-----------------

 

 

Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II - 2013

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11- CƠ BẢN

 

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn  chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

Caâu

                                       Ñaùp aùn

Ñieåm

                                                    Noäi dung

Caâu1

 

  Nêu đặc điểm của thể văn nghị luận?

1.0

 

Trình bày trực tiếp  tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm / bằng lí lẽ, dẫn chứng có sức thuyết phục.

 

Caâu2

 

Nêu ngắn gọn giá trị nội dung bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu?

1.0

 

Lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ / của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

 

NLXH

 

Có ý kiến cho rằng: Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

   Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. (Bài viết không quá hai trang giấy thi)

3.0

 

Yêu cầu:

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác dụng của sách và những tình bạn cao đẹp để làm rõ yêu cầu đề.

Học sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những nội dung sau:

 

1

Nêu và dẫn vấn đề cần nghị luận

0.25

2

* Giải thích Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền

+ Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.

+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống.

→ Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.

* Đánh giá, Bàn bạc, mở rộng vấn đề

+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình

+ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán

à Ý kiến là một chân lí rút ra từ thực tiễn học tập và giao tiếp của con người, có tác dụng định hướng con người tiếp cận tri thức trong cuộc sống.

* Bài học thực tiễn

+ Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu do đó cần chọn bạn mà chơi cũng như chọn sách mà đọc.

+ Phê phán những người lười đọc sách.

1.0

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

0.5

3

Khẳng định vấn đề

0.25

Câu 3b

 

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ sau:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                                                    ......

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời."

(Trích Từ ấy – Tố Hữu)

5.0

 

Yêu cầu

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Từ ấy và nhà thơ Tố Hữu, cần làm bật nổi diễn biến tâm trạng của người thanh niên trẻ tuổi giây phút được đứng trong hàng ngũ những người cộng sản.

Học sinh có thể có nhiều cách khai thác, trình bày nhưng bài viết cần đạt đến những ý chính sau:

 

 

 

 

 

 

 

1

Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ (gắn với định hướng ở đề ra).

0.5

2

* Ý 1: Giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản - giây phút thiêng liêng nhất trong cuộc đời nhà thơ - đã đem đến cho người thanh niên trẻ tuổi niềm vui lớn: khai thác các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá, hương thơm, tiếng chim, các động từ mạnh bừng, chói, rộn…  làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.

* Ý 2: Giác ngộ lí tưởng cộng sản với Tố Hữu, có nghĩa là giác ngộ lập trường giai cấp, gắn cá nhân mình với quần chúng nhân dân để tạo cho mình sức mạnh tinh thần to lớn: khai thác hình ảnh tôi - mọi người, hồn tôi - bao hồn khổ, khối đời, các động từ buộc, trang trải, gần gũi

* Ý 3: Nghệ thuật: bút pháp trữ tình lãng mạn, hình ảnh thơ tươi sáng, giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ dồn dập, hăm hở,… biểu hiện cảm xúc sôi nổi, cảm hứng lãng mạn tràn đầy…

2.0

 

 

 

1.5

 

 

 

 

0.5

3

Đánh giá chung về nhân vật trữ tình và cảm nghĩ của bản thân

0.5

Lưu ý: chỉ cho điểm tối đa cho mỗi phần ở bài làm đạt đủ yêu cầu cả về nội dung lẫn hình thức diễn đạt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II  – MÔN NGỮ VĂN

KHỐI 11 – BAN NÂNG CAO

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

 

I/ Mục tiêu ra đề kiểm tra:

Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 11

Kiểm tra, đánh giá năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng, trong đó chú trọng kiểm tra, đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận.

II/ Hình thức đề kiểm tra: Tự luận.

III/ MA TRẬN ĐỀ

 

Chủ đề  - mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

c.      Văn học

Vội vàng – Xuân Diệu

-       Tràng giang – Huy Cận

-       Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

-       Chiều tối – Hồ Chí Minh

-       Từ ấy – Tố Hữu

d.     Tiếng Việt

Đặc điểm loại hình tiếng Việt

 

 

 

 

 

Nhớ và ghi lại được những nét cơ bản về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của một tác giả, các chi tiết, hình ảnh hoặc một khái niệm...

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm

Tỉ lệ

2.0

20%

 

 

2 câu

2.0 điểm = 20%

2. Nghị luận xã hội

Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

 

 

Tích hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài văn NLXH, nghị luận về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

1

3.0

30%

1câu

3.0 điểm= 30%

3. NLVH

Vội vàng – Xuân Diệu

-       Tràng giang – Huy Cận

-       Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử

-       Chiều tối - HCM

-       Từ ấy – Tố Hữu

 

 

 

Tích hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài văn NL về  một đoạn trích, một tác phẩm thơ

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

 

 

1

5.0

50%

1 câu

5.0 điểm = 50%

Tổng cộng

Số điểm

Tỉ lệ

2.0 điểm

20%

 

8.0 điểm

80%

10 điểm = 100%

 


    ĐỀ THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 11- NÂNG CAO

(Dành cho học sinh các lớp 11 Văn, 11Anh)

Ngày kiểm tra:

Thời gian: 120' (không kể thời gian giao đề)

 

          I. PHẦN CÂU HỎI GIÁO KHOA (2 ĐIỂM)

Câu 1(1đ): Nêu cảm hứng sáng tác của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Câu 2(1đ):  Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận?

II. PHẦN LÀM VĂN (8 ĐIỂM)

1. Bài văn nghị luận xã hội(3 điểm): 

          Ngạn ngữ có câu:  "Việc học như một con thuyền đi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi"

          Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu ngạn ngữ trên. (Bài viết không quá hai trang giấy thi)

2 Bài văn nghị luận văn học(5 điểm):

          Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ sau:

      "Tôi muốn tắt nắng đi

      Cho màu đừng nhạt mất;

      Tôi muốn buộc gió lại

      Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài  xuân."

     (Trích Vội vàng của Xuân Diệu, SGK Ngữ Văn 11NC, tr.27)

 

-----------------HẾT-----------------

 

 

Học sinh không sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC KÌ II - 2013

MÔN NGỮ VĂN KHỐI 11- NÂNG CAO

 

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

- Giám khảo cần nắm vững các yêu cầu của Hướng dẫn  chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.

II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

 

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

1

1. Nêu cảm hứng sáng tác của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

2. Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ Tràng giang của nhà thơ Huy Cận?

2

1

Cảm hứng sáng tác bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

-         Nỗi buồn cô đơn của một mối tình xa xăm, vô vọng

      - Tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

 

0.5

 

0.5

2

Nội dung bài thơ Tràng Giang

- Thể hiện nỗi sầu của một cái Tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh, trong đó thấm đượm cả nỗi sầu nhân thế .

-  Thể hiện tình quê sâu nặng và  tấm lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ.

 

0.5

 

0.5

2

Viết một bài văn nghị luận ngắn (không quá hai trang giấy thi) trình bày ý kiến của anh/ chị về câu ngạn ngữ sau: "Sự học như một con thuyền đi ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi"

3.0

* Yêu cầu chung:

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn Nghị luận xã hộivề một tư tưởng đạo lí; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

- Về kiến thức: Nắm vững vấn đề cần nghị luận: Việc học là một quá trình gian khổ nhưng nó phải được diễn ra suốt cả cuộc đời.

* Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai vấn đề và trình bày theo nhiều cách, nhưng bài viết cần bảo đảm có các ý sau:

 

1

Nêu và dẫn vấn đề cần nghị luận

0.25

2

- Giải thích:

+Học: là một hoạt động khám phá và sáng tạo của con người, bao gồm 2 khâu chủ yếu là thu nhận kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức mới.

+Con thuyền ngược nước: con thuyền bơi ngược với hướng chảy của con sông, để con thuyền tiến lên người lái thuyền phải mất nhiều công sức.

+Không tiến ắt sẽ lùi: nếu dừng tay chèo con thuyền không những bị đứng lại mà còn bị lùi theo chiều của dòng nước.

à Câu ngạn ngữ khái quát bản chất của việc học: Học là một quá trình vất vả, không ngừng nghỉ, là một hoạt động diễn ra suốt cuộc đời con người, nếu con người  ngừng việc học tại một thời điểm nào đó sẽ bị thời đại vượt qua, bị lạc hậu, chìm trong tăm tối, đói nghèo..

- Bàn luận:

+ Việc học không phải dễ dàng mà luôn gặp phải nhiều khó khăn như: kiến thức quá trừu tượng, điều kiện kinh tế, môi trường học tập, sức khỏe… (nêu dẫn chứng cụ thể).

+ Kiến thức là vô bờ bến, rất sinh động và thay đổi, phát triển liên tục, chỉ bằng cách học không ngừng nghỉ, học ở nhiều môi trường khác nhau mới nắm được kiến thức phục vụ hữu ích cho cuộc sống của mình và không tụt hậu so với thời đại (d/c).

+ Không nên quan niệm học tập chỉ ở việc tiếp nhận tri thức trong sách vở mà phải hiểu rộng ra ở mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người. Lĩnh vực nào cũng cần xác định khó khăn, trang bị bản lĩnh, ý chí và kiên trì, nhẫn nại....

+ Phê phán những kẻ lười biếng, không chịu học hỏi, những kẻ thiếu ý chí, nghị lực, bỏ cuộc....trong học tập dẫn đến tụt hậu, đói nghèo.

- Bài học thực tiễn:

+ Cần cố gắng phấn đấu học tập không ngừng nghỉ, rèn luyện ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn.

+ Cần phải có phương pháp học tập phù hợp để đạt kết quả cao.

0.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

3

Đánh giá chung về vấn đề vừa bàn luận, liên hệ bản thân.

0.25

3

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

……..

Tôi không chờ nằng hạ mới hoài  xuân.

5.0

Yêu cầu chung:

- Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

- Về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Xuân Diệu và bài thơ Vội vàng làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ.

Yêu cầu cụ thể:

HS có thể lựa chọn những cách khai thác, trình bày khác nhau nhưng bài viết cần đạt tới những ý cơ bản sau:

 

1

Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ (gắn với định hướng ở đề ra)

0.5

2

* Tâm trạng nhân vật trữ tình:

- Ước muốn quay ngược quy luật thiên nhiên, đoạt quyền tạo hóa (muốn tắt nắng, buộc gió), hé mở một tình yêu vô bờ đối với thế giới trần thế thấm đượm sắc hương.

- Niềm vui sướng, hân hoan, náo nức, sôi nổi trước mùa xuân đầy quyến rũ với màu sắc, âm thanh, ánh sáng, hương thơm…căng tràn một sức sống tươi mới (khai thác các hình ảnh: tuần tháng mật của ong bướm, hoa của đống nội xanh rì, lá của cành tơ phơ phất, khúc tình si của yến anh…), bộc lộ cái Tôi yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến đam mê, cuồng nhiệt.

* Nghệ thuật: sử dụng các biện pháp điệp ngữ, nhân hóa, hình ảnh thơ đẹp, độc đáo, táo bạo, âm điệu sôi nổi, náo nức… biểu đạt thành công vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ.

 

1.0

 

 

2.0

 

 

 

 

 

1.0

3

Đánh giá chung  và nêu cảm nhận của bản thân.

0.5

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý, mỗi phần khi bài làm đạt cả yêu cầu kiến thức lẫn kĩ năng. Sau khi chấm mỗi phần, cần cân nhắc lại tổng thể toàn bài để quyết định cho điểm cuối cùng.

 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu