ĐỀ THI HỌC KÌ I - Môn : Vật Lí – Khối 10 - THPT LONG TRƯỜNG



TRƯỜNG THPT LONG TRƯỜNG          

                       ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2013 – 2014

Môn : Vật Lí – Khối 10

                                       Thời gian : 45 phút                        - Mã đề :

I. Phần chung : 5 câu

Câu 1(1điểm):  Phát biểu định nghĩa lực.

Câu 2(1điểm):  Phát biểu và viết biểu thức định luật 3 Niu-tơn

Câu 3(1điểm):  Phát biểu và viết biểu thức định luật Húc (Hooke), giải thích rõ tên và đơn vị các đại lượng.

Câu 4(2điểm) : Một máy bay đang bay ngang với tốc độ 720km/h ở độ cao h thì thả một gói hàng. Biết thời gian rơi là 10s . Lấy g = 10 m/s2. Tìm     

      a) độ cao h. 

        b) tầm bay xa (tính theo phương ngang) của gói hàng.

Câu 5(2điểm):  Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động đều qua một cầu vượt ( coi như cung tròn ) với tốc độ 36km/h. Biết bán kính cong của cầu vượt là 100m; g = 10 m/s2. Tính áp lực của ô tô lên đỉnh mặt cầu.  

II. Phần riêng: HS tự chọn 1 trong 2 câu sau :

Dành cho ban cơ bản

Câu 6A( 3điểm)Một vật có khối lượng 800g bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang dưới  tác dụng lực kéo nằm ngang.  Sau khi đi được 4m thì vật có tốc độ 2m/s. Biết hệ số ma sát  trượt giữa vật và mặt đường  là µt = 0,1. Lấy g = 10 m/s2.

a)      Tính gia tốc của vật và độ lớn lực kéo.

b)      Khi vật đạt vận tốc 6m/s thì ngừng kéo, để vật chỉ đi được 3m nữa rồi dừng hẳn thì  ta phải tác dụng thêm vào vật một lực cản nằm ngang có độ lớn bằng bao nhiêu ?

c)      Tính thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt đến khi dừng lại.

Dành cho ban nâng cao

Câu 6B( 3điểm):  Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh dốc dài 165m, nghiêng 300 so với phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và dốc là 0,2. Cho g =10m/s2 và cos300 = 0,85.

a)      Tìm gia tốc của vật khi trượt dốc và vận tốc của vật ở chân dốc.

b)      Khi vật trượt hết dốc thì nó tiếp tục đi được 121m trên đoạn đường ngang rồi dừng lại. Tìm hệ số ma sát giữa vật và đoạn đường ngang.

c)  Tìm quãng đường vật đi được từ giây thứ 8 đến giây thứ 12 kể từ lúc vật bắt đầu trượt.

                                                                   ------Hết---------------

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 


TRƯỜNG THPT LONG TRƯỜNG          

                       ĐỀ THI HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2013 – 2014

Môn : Vật Lí – Khối 10

                                        Thời gian : 45 phút                        - Mã đề :

 

Câu 1(1điểm):  Nêu đặc điểm của lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật?

Câu 2(1điểm):  Phát biểu định luật I Niu-tơn.

Câu 3(1điểm):  Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết biểu thức ( ghi rõ tên và đơn vị).

Câu 4( 2điểm): Một máy bay đang bay ngang với tốc độ vo ở độ cao 500 m thì thả một gói hàng. Biết tầm bay xa (tính theo phương ngang) của gói hàng là 2 km . Lấy g = 10 m/s2. Tìm 

                   a) thời gian rơi. 

                   b) tốc độ vo.

Câu 5( 2điểm):  Một ô tô khối lượng 1 tấn chuyển động thẳng đều qua một cầu vượt ( coi như cung tròn ) với tốc độ 54km/h.Biết bán kính cong của cầu vượt là 100m; g = 10 m/s2 .Tính áp lực của ô tô lên đỉnh mặt cầu

II. Phần riêng: HS tự chọn 1 trong 2 câu sau :

Dành cho ban cơ bản

Câu 6A(3điểm): Một vật có khối lượng 400g bắt đầu trượt nhanh dần đều trên mặt đường nằm ngang dưới tác dụng lực kéo nằm ngang. Sau khi đi được 2m thì vật có tốc độ 2m/s. Biết hệ số ma sát  trượt giữa vật và mặt đường  là µt = 0,2. Lấy g = 10 m/s2.

a)      Tính gia tốc của vật và độ lớn lực kéo.

b)      Khi vật đạt vận tốc 5m/s thì ngừng kéo, để vật chỉ đi được 2,5m nữa rồi dừng hẳn thì  ta phải tác dụng thêm vào vật một lực cản nằm ngang có độ lớn bằng bao nhiêu ?

c)      Tính thời gian kể từ lúc vật bắt đầu trượt đến khi dừng lại.

Dành cho ban nâng cao

Câu 6B(3điểm):  Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh dốc dài 165m, nghiêng 300 so với phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và dốc là 0,2. Cho g =10m/s2 và cos300 = 0,85.

c)      Tìm gia tốc của vật khi trượt dốc và vận tốc của vật ở chân dốc.

d)     Khi vật trượt hết dốc thì nó tiếp tục đi được 99m  trên đoạn đường ngang rồi dừng lại. Tìm hệ số ma sát giữa vật và đoạn đường ngang.

c)  Tìm quãng đường vật đi được từ giây thứ 8 đến giây thứ 12 kể từ lúc vật bắt đầu trượt.

------Hết---------------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu