ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2013-2014 - MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10 - THPT NGUYỄN CHÍ THANH



S GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                             ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2013-2014
THPT NGUYỄN CHÍ THANH                                                        MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10                                   ĐỀ CHÍNH THỨC                                                Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian giao đề)

A. Phần chung: (Cho tất cả học sinh)

Câu 1 : (2đ)

Định nghĩa chuyển động tròn đều. Thế nào là tốc độ góc?

Nêu đặc điểm của vec-tơ gia tốc trong chuyển động tròn đều. Viết công thức tính gia tốc, tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức.

Câu 2 : (3đ)

Momen lực là gì ?Viết công thức, tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức.

Nêu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực).

Áp dụng: Thanh nhẹ AB có thể quay quanh trục O cố định như hình vẽ. Biết F1= 5N, F2= 2,5N. Tìm F3 để thanh AB nằm ngang cân bằng. Các đoạn trên thanh bằng nhau và bằng 1cm.

Câu 3 : (3đ

Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 30cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, đầu còn lại chịu một lực là 2N thì khi ấy lò xo dãn ra 2cm. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua khối lượng của lò xo.

a)     Vẽ hình, phân tích lực tác dụng vào vật.

b)     Tính độ cứng của lò xo.

c)     Để lò xo dài 35cm thì phải tác dụng vào đầu dưới của lò xo một lực là bao nhiêu ?

B. Phần riêng: (Học sinh lớp cơ bản làm câu 4A; Học sinh lớp 10A1, 10A2 làm câu 4B)

Câu 4A : (2đ)

Xe đang chạy với vận tốc 36km/h thì tắt máy, chuyển động chậm dần đều do ma sát. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe với mặt đường là 0,05. Lấy g=10m/s2.

a)     Vẽ hình, phân tích lực tác dụng vào vật.

b)     Tính  gia tốc, thời gian và quãng đường chuyển động chậm dần đều của xe.

Câu 4B : (2đ)

Thanh  dài AB có bản lề tại A, khối lượng m=1kg được treo nằm ngang như hình. Vật m1 = 2kg được treo vào đầu B của thanh. Dây đỡ BC hợp với thanh một góc α=300. Lấy g=10m/s2.

a)     Vẽ hình và kể tên các lực tác dụng lên thanh.

b)     Tính độ lớn lực căng dây BC và phản lực của thanh.

 

 

 

---Hết---


SGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                               ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2013-2014
THPT NGUYỄN CHÍ THANH                                                        MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10                                   ĐỀ DỰ TRỮ                                                          Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian giao đề)

A. Phần chung: (Cho tất cả học sinh)

Câu 1 : (2đ)

Định luật III newton: Phát biểu, viết biểu thức, giải thích các đại lượng.

Nêu đặc điểm của cặp lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật.

Câu 2 : (3đ)

Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 2 lực hay 3 lực không song song.

Phát biểu quy tắc hợp lực đồng quy.

Áp dụng: Vẽ và tìm độ lớn hợp lựccủa 2 lực  và cùng tác dụng vào vật m. Biết góc hợp bởi hai lực  và là α=600; F1=2N, F2=3N.

 

Câu 3 : (3đ)

Một vật được ném từ điểm O có độ cao 45m so với mặt đất với vận tốc đầu v0 =20 m/s theo phương ngang.Lấy g=10 m/s2.

a)     Vẽ hình và chọn hệ quy chiếu.

b)     Tính thời gian chuyển động và tầm ném xa của vật.

c)     Tính vận tốc khi vật chạm đất.

B. Phần riêng: (Học sinh lớp cơ bản làm câu 4A; Học sinh lớp 10A1, 10A2 làm câu 4B)

Câu 4A : (2đ)

Một vật có khối lượng 10kg bắt đầu trượt trên sàn nằm ngang bởi lực . Biết  hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ=0,1. Bỏ qua lực cản không khí,lấy g=10 m/s2. Tính vận tốc và quãng đường vật đi được trong 2s khi

a)     F = 40N và có phương song song với mặt phẳng ngang.

b)     F = 40N và hợp với phương ngang góc 600, hướng lên.

Câu 4B : (2đ)

Xe khối lượng 2 tấn chuyển động thẳng nhanh dần đều trên một đường ngang với vận tốc đầu 5m/s, sau thời gian 30s vận tốc của xe đạt 20m/s. Hệ số ma sát giữa bánh xe với mặt đường ngang là μ1= 0,02. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10m/s2.

a)     Tìm gia tốc của xe và độ lớn lực phát động của động cơ xe.

b)     Ngay khi xe đạt vận tốc 20m/s, tài xế tắt máy để xe chuyển động chậm đần đều lên một cái dốc dài 100m, cao 28m. Biết quãng đường dài nhất mà xe lên dốc là 50m. Tìm gia tốc của xe khi lên dốc và hệ số ma sát μ2 giữa bánh xe và mặt dốc.

---Hết---

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu