Đề kiểm tra môn Hóa học lớp 12 chuyên



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Hãa 12 Chuyªn

M«n thi: Hãa 12 Chuyªn

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 114

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:..............................

C©u 1: Cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư). Sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên là:

A. 5.                             B. 2.                                    C. 4.                                    D. 6.

C©u 2: Chọn phát biểu đúng:

A. Chất giặt rửa tổng hợp là những chất được tổng hợp trực tiếp từ dầu mỏ hoặc từ chất béo.

B. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn nhờ những phản ứng hóa học.

C. Tất cả các chất giặt rửa đều phải có cấu trúc chung là đầu ưa nước và đuôi kị nước.

D. Xà phòng chỉ có thể được điều chế từ phản ứng xà phòng hóa dầu thực vật hoặc mỡ động vật.

C©u 3: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là:

A. 4.                             B. 5.                                    C. 8.                                    D. 9.

C©u 4: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được một muối và 336 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng 6,82 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là

A. CH3COOH và CH3COOC2H5.                        B. C2H5COOH  và C2H5COOCH3.

C. HCOOH và HCOOC2H5.                                  D. HCOOH và HCOOC3H7.

C©u 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phản ứng este hóa giữa CH3COOH với CH3OH, phân tử H2O được tạo nên từ -OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic và -H trong nhóm –OH của ancol.

B. Phản ứng giữa axit axetic với ancol vinylic (xúc tác H2SO4 đặc, to) tạo thành vinyl axetat.

C. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa CH2=CHCOOCH3 tạo sản phẩm tham gia phản ứng tráng gương.

D. Tất cả các este đều có nhiệt độ sôi cao hơn ancol và axit tương ứng vì este có khối lượng phân tử lớn hơn.

C©u 6: Phát biểu nào sau đây không chính xác về mantozơ?

A. Khi thủy phân mantozơ tạo ra sản phẩm không tham gia được phản ứng tráng gương.

B. Mantozơ là đisaccarit tạo bởi 2 gốc a-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết a-1,4-glicozit.

C. Có thể phân biệt mantozơ và saccarozơ bằng phản ứng tráng gương.

D. Mantozơ cho phản ứng tạo phức với Cu(OH)2.

C©u 7: Cho 100 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 103,775 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là:

A. 15,725 gam.            B. 15,5 gam.                        C. 16,18 gam.                     D. 15 gam.

C©u 8: Số đồng phân hợp chất hữu cơ (có cùng CTPT là C4H8O2) phản ứng được với dung dịch KOH nhưng không tác dụng với Na là:

A. 4                              B. 5                                     C. 6                                     D. 7

C©u 9: Trong phân tử của các cacbohidrat luôn có:

A. nhóm chức xeton.   B. nhóm chức axit.              C. nhóm chức andehit.       D. nhóm chức ancol.

C©u 10: Để phản ứng hết với một lượng hỗn hợp gồm hai chất hữu cơ đơn chức X và Y (Mx < MY) cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là  :

A. CH3COOC2H5      B. CH3COOCH3               C. CH2=CHCOOCH3       D. C2H5COOC2H5

C©u 11: Thuốc thử để phân biệt các chất lỏng: axit axetic, glyxerol, triolein là:

A. Nước, quỳ tím         B. Nước, dd Brom              C. Dd NaCl                        D. nước brom

C©u 12: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm axit isobutyric, etyl isobutyrat và vinyl butyrat tác dụng 400 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là:

A. 21,7 gam                 B. 10,85 gam                       C. 37,8 gam                        D. 43,4 gam

C©u 13: Cho các chất bột riêng biệt sau: saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. Để phân biệt các chất trên, ta có thể:

A. hòa tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dung dịch iot.

B. cho từng chất lần lượt tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc, to.

C. cho từng chất lần lượt tác dụng với dung dịch iot.

D. cho từng chất lần lượt tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.

C©u 14: Dầu thực vật hầu hết là chất lỏng do:

A. chứa chủ yếu gốc axít béo no.                             B. chứa chủ yếu gốc –C3H5 (của glixerol).

C. chứa chủ yếu gốc axít béo không no.                  D. chứa các axít béo no tự do.

C©u 15: Chất tẩy rửa tổng hợp có dạng tổng quát nào trong các dạng sau đây?

A. R-CH2-OSO3H      B. R-COOH                        C. R-CH2-OSO3Na           D. R-COONa

C©u 16: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol. Công thức của X là:

A. CH3COOC2H5      B. C2H5COOCH3             C. CH2=CHCOOCH3       D. CH3COOCH=CH2

C©u 17: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là:

A. 2.                             B. 4.                                    C. 5.                                    D. 3.

C©u 18: Hòa tan m gam hỗn hợp saccarozơ và mantozơ vào nước thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau:

Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được 10,8 gam kết tủa.

Phần 2: Thủy phân hoàn hoàn (môi trường H+, to) được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 40 gam Br2 trong dung dịch.

Coi như các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 273,6 gam               B. 102,6 gam                       C. 136,8 gam                      D. 68,4 gam

C©u 19: Điểm giống nhau giữa các phân tử amilozơ và amilopectin là

A. đều chứa gốc -glucozơ                                     B. có cùng hệ số trùng hợp n

C. đều là mạch thẳng                                                D. có phân tử khối trung bình bằng nhau

C©u 20: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là

A. anđehit acrylic.        B. anđehit propionic.           C. anđehit metacrylic.         D. anđehit axetic.

C©u 21: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có cấu trúc dạng vòng?

A. tác dụng với H2/Ni, t0                                        B. tác dụng với AgNO3/NH3

C. tác dụng với CH3OH/HCl khan                         D. tác dụng với Cu(OH)2/OH- ở nhiệt độ thường

C©u 22: Cho các nhận đinh sau:

1/ Lipit bao gồm các chất béo, sáp, steroit, photpholipit chúng đều là các este phức tạp.

2/ Chất béo là trieste của glixerol với các axit đicacboxylic có mạch cacbon dài không phân nhánh.

3/ Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (12 – 24C), không phân nhánh.

4/ Dầu ăn là các trieste chủ yếu chứa các gốc axit béo không no.

5/ Mỡ ăn là các trieste chủ yếu chứa các gốc axit béo không no.

Các nhận định đúng là:

A. 1, 2, 3                      B. 1, 3, 5                             C. 2, 3, 5                             D. 1, 3, 4

C©u 23: Chất không phản ứng với este CH2=CHCOOCH3 là:

A. Na                           B. dung dịch NaOH           C. dung dịch Br2                D. H2 (Ni, to)

C©u 24: X  là hợp chất hữu cơ không  no, mạch  hở. Khi cho phản ứng với dung dịch NaOH thu được một muối của axit hữu cơ no, đơn chức và một ancol  không no đơn chức có 1 liên kết C=C . Công thức chung dãy đồng đẳng của X là:

A. CnH2n – 2O2 (n2)                                           B. CnH2n – 4 O2  (n3)

C. CnH2n – 2O2   (n4)                                          D. CnH2nO ( n3)

C©u 25: Xenlulozơ tác dụng với anhidrit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) tạo ra tơ axetat. Công thức của xenlulozơ triaxetat là:

A. [C6H7O2(COO-CH3)3 ]n                                   B. [C6H7O2(OOC-CH3)2OH]n

C. [C6H7O2(OOC-CH3)(OH)2]n                           D. [C6H7O2(OCO-CH3)3]n

C©u 26: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Glucozơ → X → Y → CH3COOH (mỗi mũi tên biểu diễn cho một phương trình phản ứng).

Hai chất X và Y lần lượt là:

A. CH3CH2OH và CH2=CH2.                               B. CH3CHO và CH3CH2OH.

C. CH3CH2OH và CH3CHO.                                D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

C©u 27: Người ta điều chế axit axetic từ xenlulozơ theo sơ đồ sau:

Xenlulozơ ® glucozơ ® ancol etylic ® axit axetic

Khối lượng xenlulozơ cần dùng để điều chế được 1 mol axit axetic. Biết hiệu suất chung của cả quá trình là 40%:

A. 32,4 gam                 B. 81,0 gam                         C. 162 gam                         D. 202,5 gam

C©u 28: Cho sơ đồ phản ứng sau:

CHºCH (X1) (X2) (X3) (X4) (X1). (X4) là:

A. CH3OH                  B. CH3CHO                       C. CH3CH2OH                  D. CH3COOCH3

C©u 29: Cho glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra của phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tách ra 40 gam kết tủa. Biết hiệu suất lên men đạt 75%, khối lượng glucozơ đã dùng là:

A. 48 gam                    B. 24 gam                            C. 40 gam                           D. 50 gam

C©u 30: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là:

A. 14,5.                        B. 17,5.                               C. 15,5.                               D. 16,5.

 

Cho C =12 ; H = 1; O = 16 ; Na = 23 ; K = 39

 

----------------- HÕt 114 -----------------


 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu