Trắc Nghiệm Hóa Học Lớp 10 - Nâng cao



Trang Anh Nam

Đề Kiểm Tra Môn Hóa HKII Năm 2006-2007

Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong Hồ Chí Minh

1) khối lượng nước và khối lượng HCl36,5% cần lấy để pha thành dung dịch HCl 36,5% là:
a) 85,4 g nước, 14,6 g  dung dịch HCl 36,5%
b) 25 g nước , 75 g dung dịch HCl 36,5%
c) 220 g nước , 30 g dung dịch HCl 36,5%
d) 30 g nước ,20 g dung dịch HCl 36,5%

2) khí HCl được điều chế trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây:
a) Cho H2 tác dụng với Cl2
b) Nhiệt phân KClO3, xúc tác MnO2
c) Điện phân dung dịch NaCl có vách ngăn
d) Đun NaCl rắn với H2SO4 đặc

3) Tỉ khối hơi của hỗn hợp ozon với oxi so với helli bằng 11. Thành Phần phân trăm về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là
a) 75% oxi và 25% ozon
b) 60% oxi và 40% ozon
c) 25% oxi và 75% ozon
d) 40% oxi và 60% ozon

4) Sục khí clo vào dung dịch NaHCO3 thấy có khí thoát ra
a) HCl
b) khí CO2
c) khí HClO
d) Khí O2

5) Sục khí clo vào dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện
a) không có xảy ra hiện tượng
b) Dung dịch có màu vàng
c) Kết tủa màu vàng
d) Kết tủa màu trắng

6) Cho khí SO2 vào nước Brom, màu vàng nâu của nước brom bị biến mất là do
a) SO2 khử được brom trong nước
b) SO2 oxi hóa được brom trong nước
c) Khí SO2 tan vào Brom mà không có phản ứng xảy ra
d) Brom khử SO2

7) Có 5 lọ mất nhã ngẫu nhiên A, B, C, D, E chứa dung dịch của 1 trong các chất sau H2SO4, HCl, BaCl2, NaCl, Na2CO3, mẫu A tạo kết tủa trắng với B và với C nhưng không phản ứng với D và E. Điều gì sẽ xảy ra khi trộn 2 thể tích bằng nhau của B và C:
a) tạo kết tủa trắng
b) không phản ứng
c) Có sủi bọt khí
d) Có phản ứng nhưng không dấu hiệu

8) Có thể thu O2 bằng cách:
a) Đẩy không khí và để ngữa miệng bình
b) Đẩy không khí và để úp miệng bình
c) Đẩy nước
d) Cả A,B,C đúng

9) Dãy các axit halogen sau: HCl, HBr, HI được xếp theo chiều
a) Tính axit tăng, tính khử tăng
b) tính axit tăng, tính khử giảm
c) Tính axit giảm, tính khử tăng
d) Tính Axit giảm tính khử giảm

10) chọn phát biểu đúng
a) Tính oxi hóa của I2 lớn hơn F2
b) Tính khử của HI yếu hơn HCl
c) Tính axit của H2SO4 lớn hơn H2SeO4
b) Tính axit của HClO nhỏ hơn của HClO3

11) Cho dung dịch Pb(NO3)2 vào dung dịch muối nào sau đây để xuất hiện kết tủa đen
a) K2S
b) KI
c) CaCl2
d) AlBr3

12) Dãy các chất sau đây chỉ chứa các chất vùa có tính oxi hóa vừa có tính khử
a) S, Cl2, O2
b) S, SO2, Cl2
c) Cl2, Br2, O3
d) H2S,S , SO2

13) Cho một luồn khí ozon đi qua dung dịch KI. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận ra sản phẩm sau phản ứng (1) Hồ Tinh Bột; (2) quỳ tím; (3) Dung dịch KBr
a) (2) và (3)
b) (1) và (2)
c) (1) và (3)
d) Chỉ (1)

14) Tính chất hóa học đặc trưng của H2S là
a) Tính Khử mạnh, tính axit mạnh
b) Tính axit yếu, tính khử yếu
c) Tính axit yếu, tính khử mạnh
d) Tính axit yếu tính oxi hóa mạnh

15) Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của ion florua là
a) 3s23p5 b) 3s23p5
c) 2s22p5
d) 2s22p6

16) Có thể thu được 3,36 (l) O2 (đktc) cần nhiệt phân hoàn toàn một lượng KClO3.5H2O là (đơn vị tính là g)
a) 21,25
b) 63,75
c) 12,25
d) 31,875

17) Hòa tan hoàn toàn 5,6 (g) một kim loại M hóa trị II trong dung dịch HCl thu được 3,136 lit khí hidro (đktc). kim lạo M là:
a) Fe
b) Zn
c) Mg
d) Ca

18) Hòa tan hết 8,4 (g) sắt vào dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng muối tối đa thu được là:
a) 11,4
b) 60
c) 22,8
d) 30

19) 1(g) chất X ở thể hơi chiếm thể tích gấp 2 lần thể tích của 0,25 g khí oxi trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp xuất. phân tử khối của X là:
a) 32
b) 64
c) 48
d) 16

20) Người ta không đựng dung dịch HF trong các bình thủy tinh là do HF:
a) Có tính oxi hóa mạnh
b) Có tính axit mạnh
c) tạo khí flo độc
d) Tác dụng với SiO2 thành phần chính trong thủy tinh

21) Khí SO2 có thể tác dụng với những chất nào sau đây: (1) Dung dịch brom; (2) dung dịch KMnO4; (3) dung dịch Ca(OH)2
a) Chỉ (1) và (2)
b) chỉ (1) và (3)
c) chỉ (2) và (3)
d) cà(1),(2) và (3) điều đúng

22) Lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương được gọi là hai dạng
a) Đẳng phí
b) Thù hình
c) Đồng phân
d) Đồng vị

23) Muối sunfua nào sau đây không tan trong nước nhưng tan trong axit
a) Na2S
b) PbS
c) FeS và PbS
d) FeS

24) dãy khí nào su đây < chứa các chất đều làm nhạt màu của nước Brom
a) SO2, h2S
b) H2S, O2
c) CO2, H2S
d) CO2, SO2

25) Phát Biểu nào sau đây sai khi nói về H2S
a) Có tính khử mạnh
b) Làm quỳ tím ẩm hóa hồng
c) Tan nhiều trong nước tạo dung dịch axit mạnh
d) Tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo thành 2 muối

26) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng được với các chất nào sau đây:
a) Fe, HBr, Al
b) H2S, Mg, Zn
c) Zn, MgO, NaHCO3
d) Na, S, K2CO3

27) Dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với các chất nào sau đây để sản phẩm không có khí bay ra
a) SO2, Fe(OH)3, BaCl2
b) FeO, KOH, BaCl2
c) Fe2O3, Cu(OH)2, Ba(OH)2
d) NaOH, Ca(HCO3)2, Cu

28) Để nhận biết muối NaCl có lẫn NaI, Người ta co vào hỗn hợp muối:
a) nước clo có vài giọt hồ tinh bột
b) dung dịch HBr có vài giọt hồ tinh bột
c) Dung dịch HCl có vài git5 hồ tinh bột
d) b và c đều đúng

29) Cho 7,8 g hỗn hợp Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol khí H2. khi cho cùng lượng hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì số mol SO2 thu được là (đơn vị tính bằng mol)
a) 0,6
b) 0,4
c) 0,325
d) 0,433

30) Cho các phản ứng
(1) BaCO3+Na2SO4-->BaSO4+Na2CO3
(2) 4H2SO4+Fe2O3-->Fe2(SO4)3+SO2+H2O
(3) Na2S+Pb(NO3)2-->PbS+2NaNO3
phản ứng nào trong các phản ứng trên là đúng:
a) (2) và (3)
b) (1) và (3)
c) (1), (2) và (3)
d) Chỉ (3)

31) phản ứng nào sau đây sai:
a) 2H2S+SO2-->3S+H2O
b) Cl2+2KBr-->Br2+2KCl
c) 8HCl+Fe3O4-->FeCl2+2FeCl3+4H2O
d) 6HCl+2Fe-->2FeCl3+3H2O

32) Cho kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì
a) Fe bị khử thành Fe+2, H+ bị oxi hóa thành H2
b) Fe bị oxi hóa thành +3, S+6 bị khử thành S+4
c) Fe bị oxi hóa thành +2, S+6 bị khử thành S+4
d) Fe bị khử thành Fe+3, H+ bị oxi hóa thành H2


33) Ở điều kiện thường, có thể tồn tại đồng thời các cập chất nào sau đây
a) dung dịch H2S và SO2
b) H2 và F2
c) Dung dịch H2S và clo
d) O2 và Cl2

34) Trộn một dung dịch chứa 1 mol H2SO4 với 1 dung dịch chứa 1,4 mol NaOH, làm bay hơi dung dịch sau phản ứng đến khô, chất rắn sau bay hơi chứa
a) NaOH
b) NaHSO4
c) Na2SO4, và NaHSO4
d) Na2SO4

35) trong công nghiệp khí sunfurơ được điều chế bằng cách :
a) Cho kim loại đồng tác dụng với axit sunfuric đặc nóng
b) Nhiệt phân muối kali Clorat có xúc tác MnO2
c) Đốt cháy quặng pirit sắt trong không khí
d) oxi hóa SO2 bằng oxi, trong điều kiện có xúc tác V2O5

36) Điều chế HCl bằng cách cho NaCltinh thể tác dụng với H2SO4 đặc nhưng không thể cho NaItinh thể tác dụng với H2SO4 đặc vì:
a) HI có tính khử mạnh
b) NaItinh thể không phản ứng với H2SO4 đặc
c) HI là axit mạnh
d) HI có tính oxi hóa mạnh

37) Sục 0,336 (l) SO2 (Đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M thì lượng kết tủa thu được là( đơn vị tính là g)
a) 1,44
b) 1,08
c) 1,80
d) 0,36

38) sơ đồ phản ứng: KMnO4+HCl-->KCl+Cl2+MnCl2+H2O, trong đó HCl đóng vai trò là:
(1) chất oxi hóa
(2) chất khử
(3) mông trường
a) (1) và (3)
b) (2) và (3)
c) Chỉ (1)
d) Chỉ (2)

39) Các halogen đều có tính chất hóa học đạc trưng là:
a) Tính oxi hóa mạnh, do có 7 electron lớp ngoài cùng và có độ âm điện lớn
b) Tính khử mạnh do có 7 electron lớp ngoài cùng và có độ âm điện lớn
c) tính oxi hóa mạnh do có độ âm điện lớn nên dể dàng nhận thêm e
d) cả A và C đều đúng

40) Các hợp chất chứa oxi của clo điều có đạc điểm chung là:
a) số oxi hóa của clo là -1
b) số oxi hóa của clo luôn là số dương
c) số oxi hóa của clo luôn là số âm
d) có tính khử mạnh

Script provided by Tranganhnam@yahoo.com




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu