5 bài hóa về oxit sắt



1.Khử hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO. Dẫn toàn bộ khí thu được qua Ca(OH)2 dư thì thu dược 10 gam kết tủa. Thể tích khí CO (đktc) tham gia phản ứng là:
A.1,12 lít           B.2,24 lít           C.3,36 lít           D.4,48 lít
Giải:
Ta để ý:
COàCO2
CO2+Ca(OH)2àCaCO3+H2O
Số mol kết tủa là: n=10/100=0,1
=>số mol CO2=0,1 =>số mol CO =0,1 =>V=2,24 lít.
=> đáp án B.

2.Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 bằng H2 (t^0), kết thúc thí nghiệm thu được 9 gam nước và 22,4 gam Fe. Phần trăm khối lượng FeO có trong X là:
A.47,4%           B.52,6%           C.27,8%           D.72,2%
Giải:
X là số mol FeO, y là số mol Fe2O3 ta có hệ:
ü X+2y=nFe=22,4/56=0.4
ü X+3y=nO=nH2O=9/18=0,5
Giải hệ trên ta được:
X=0,2 mol, y=0,1 mol
=>mFeO=0,2.72=14,4 ; mFe2O3=0,1.160=16
=>% mFeO=14,4/(14,4+16)=47,4%
Đáp án A.

3.Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam Fe trong khí O2 cần vừa đủ 4,48 lít O2 (đktc) tạo thành một oxit sắt. Công thức của oxit đó là công thức nào sau đây?
A.FeO      B.Fe2O3           C.Fe3O4           D.Ko xác định
Số mol Fe=16,8/56=0,3
Số mol O2=4,48/22,4=0,2 =>số mol O=0,4
0,3/0,4=3/4 vậy nó là Fe3O4.
Đáp án C.
4.X là một oxit sắt. Biết 16 gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M. X là:
A.FeO      B.Fe2O3           C.Fe3O4           D.Ko xác định
Số mol HCl: n=0,3.2=0,6 mol.
O2- ßà2Cl-
=> số mol O=0,6/2=0,3 mol
=>mO=0,3.16=4,8 g
=>mFe=16-4,8=11,2
=>nFe=0.2
Ta có: 0,2/0,3=2/3
Vậy nó là Fe2O3.
Đáp án B
5.Khử hoàn toàn 11,6 gam oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sản phẩm khí dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 20 gam kết tủa. Ct của oxit sắt là:
A.FeO      B.Fe2O3           C.Fe3O4           D.Ko xác định
CO+OàCO2.
Số mol hế tủa: n=m/M=20/100=0,2 mol.
CO2+Ca(OH)2àCaCO3+H2O
0,2………………..0,2
=>số mol O là o,2 mol.
=>mO=0,2.16=3,2
=>mFe=11,6-3,2=8,4 g
=>nFe=0,15
Ta có: 0,15/0,2=3/4
Vậy nó là: Fe3O4 đáp án C.
6.Hòa tan hoàn toàn m gam oxit FexOy cần 150 ml dung dịch HCl 3M, nếu khử hoàn toàn m gam oxit trên bằng CO nóng, dư thu được 8,4 gam sắt. Xác định CTPT của oxit sắt:
A.FeO      B.Fe3O4           C.Fe2O3           D.FeO hoặc Fe2O3
Số mol sắt: n=8,4/56=0,15 mol
O2-ßà2Cl-
Số mol HCl=3.0,15=0.45 mol
=>số mol O=0,225
Ta có tỉ lệ: 0,15/0,225=2/3
Vậy nó là Fe2O3.
Đáp án C.
7.Nhúng một thanh Fe vào 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn lấy thanh Fe ra, sấy khô, cân nặng thấy khối lượng tăng 1,6 gam so với ban đầu. Nồng độ của dung dịch CuSO4 là:
A.1,5M     B.0,5M     C.1M        D.0,75M   E.Kết quả khác
Giải:
Fe+Cu2+àFe2++Cu
x………………….x
áp dụng khối lượng tăng:
mtăng=mvào-mra=mCu-mFe
=>1,6=64x-56x=8x
=>x=0,2
=>số mol CuSO4=số mol Cu=0,2
=>CM=n/V=0,2/0,2=1M
Đáp án C.
8.Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560ml một chất khí (đktc). Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được m gam một chất rắn. Giá trị m là:
A.1,4gam         B.4,2gam         C.2,3gam         D.3,2gam
Giải:
H2=2H+ßàCu2+
Số mol khí hidro: n=0.560/22,4=0,025 mol
ð Số mol Cu=0,025.2=0,05 mol. (do lấy gấp đôi)
m=0,05.64=3,2 g.

đáp án D.




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu