Sinh Học



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Sinh 10

M«n thi: Sinh 10 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 155

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.........................

C©u 1: Nguyên nhân nào khiến quần thể vi sinh vật chuyển từ pha cân bằng sang pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục?

A. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy quá nhiều

B. Khi chuyển sang pha suy vong, các vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào.

C. Một số vi khuẩn có hình dạng thay đổi do thành tế bào bị hư hại

D. Các vi khuẩn chết vì sự trao đổi chất của tế bào diễn ra quá mạnh

C©u 2: Giai đoạn tạo nhiều ATP nhất trong hô hấp ở động vật nguyên sinh là:

A. đường phân             B. chu trình Crep                C. chuỗi truyền electron hô hấp      D. lên men

C©u 3: Nguyên phân là hình thức để:

A. các sinh vật đơn bào sinh sản gia tăng số lượng cá thể

B. tái sinh các tế bào bị tổn thương (như tế bào thần kinh ở người trưởng thành)

C. gia tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng ở sinh vật đa bào

D. tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của mẹ ở các sinh vật sinh sản hữu tính

C©u 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy?

A. Tế bào sẽ không xảy ra sự phân chia tế bào chất

B. Các nhiễm sắc thể không phân li về các tế bào con và  bị tiêu biến

C. Các nhiễm sắc tử không phân li về các tế bào con và tạo ra tế bào tứ bội

D. Quá trình nguyên phân vẫn diễn ra bình thường

C©u 5: Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian xảy ra ở pha:

A. tiềm phát                 B. lũy thừa                          C. cân bằng                         D. suy vong

C©u 6: Nếu dùng sữa tươi để làm sữa chua thì cần phải:

A. cho thêm đường                                                  B. dùng nhiều sữa

C. ủ ở nhiệt độ cao                                                   D. để trong môi trường thoáng khí

C©u 7: Đặc điểm có ở nguyên phân mà không có ở giảm phân:

A. xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể có tính chu kì

B. chỉ một lần nhân đôi nhiễm sắc thể

C. tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống như bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ

D. các nhiễm sắc thể kép tập trung thành hàng đôi ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

C©u 8: Câu nào sau đây không đúng khi nói về các kiểu chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật ?

A. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử chất hữu cơ mà chất nhận electron cuối cùng không phải là oxi phân tử.

B. Tùy thuộc vào sự có mặt của oxi phân tử mà nấm men có kiểu hô hấp hay lên men.

C. Hiệu quả năng lượng tạo ra trong quá trình lên men của vi sinh vật khoảng 2 ATP.

D. Quá trình hô hấp kị khí của các vi khuẩn kị khí diễn ra ở màng sinh chất.

C©u 9: Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là:

A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính                         B. Phân đôi và nảy chồi

C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính                       D. Phân đôi và tiếp hợp

C©u 10: Nguồn năng lượng (1) và nguồn cacbon chủ yếu (2) của vi sinh vật gây thối thực phẩm là:

A. Chất hữu cơ (1) và chất hữu cơ (2)                     B. Ánh sáng (1) và chất hữu cơ (2)

C. Ánh sáng (1) và CO2 (2)                                     D. Chất vô cơ (1) và CO2 (2)

C©u 11: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể giữ được tính đặc trưng và ổn định qua các thế hệ là nhờ cơ chế :

A. giảm phân tạo các giao tử mang bộ nhiễm sắc thể giảm một nửa so với tế bào mẹ

B. nguyên phân tạo các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể không đổi so với tế bào mẹ

C. giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân

D. giảm phân giúp cơ thể sinh sản kết hợp với nguyên phân giúp cơ thể lớn lên

 

C©u 12: Nhóm vi sinh vật nào là tác nhân làm mục nát các thiết bị, đồ dùng làm từ gỗ ?

A. vi sinh vật tiết hệ enzim lipaza                             B. vi sinh vật tiết hệ enzim proteaza

C. vi sinh vật tiết hệ enzim xenlulaza                       D. vi sinh vật tiết hệ enzim amylaza

C©u 13: Hình thức sinh sản chủ yếu của vi khuẩn là:

A. Phân đôi                  B. Nảy chồi                         C. bào tử vô tính                 D. bào tử hữu tính

C©u 14: Một loài có 2n = 38 nhiễm sắc thể. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào của loài đang phân chia thấy trong một tế bào có 19 nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc thể gồm 2 cromatit. Tế bào đó đang ở kì nào trong các trường hợp sau:

A. Kì đầu nguyên phân                                            B. Kì đầu I giảm phân

C. Kì đầu II giảm phân                                             D. Kì sau II giảm phân

C©u 15: Chất nào sau đây thường được dùng để làm sạch nguồn nước?

A. Các hợp chất phenol                                           B. Formalin                        

C. Khí êtilen oxit                                                     D. Cloramin

C©u 16: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)PO4 = 1,5; KH2PO4 = 1,0; MgSO4 = 0,2; CaCl2 = 0,1; NaCl = 5,0. Môi trường mà vi sinh vật đó sống được gọi là môi trường:

A. tự nhiên                   B. nhân tạo                          C. tổng hợp                         D. bán tổng hợp

C©u 17: Có thể dùng yếu tố nước để tác động lên sự sinh trưởng của vi sinh vật do nước có vai trò:

A. ion hóa các axit nuclêic                                       B. làm tăng hoạt tính enzim

C. hình thành nên ATP                                             D. là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng

C©u 18: Trong điều kiện thích hợp nhất, thời gian thế hệ của vi khuẩn tả là 20 phút. Trong điều kiện trên, từ 100 tế bào vi khuẩn tả sẽ mất thời gian bao lâu để chúng đạt số lượng là 6400 tế bào?

A. 3 giờ                        B. 4 giờ                               C. 150 phút                         D. 120 phút

C©u 19: Hai tế bào sinh dục của ruồi giấm cái (2n = 8) nguyên phân một số lần ở vùng sinh sản, rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và bước vào vùng chín để tạo thành các trứng tham gia vào quá trình sinh sản. Tất cả các trứng tạo ra đều được thụ tinh tạo thành hợp tử với tổng số nhiễm sắc thể trong các hợp tử là 2048. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục cái tại vùng sinh sản là:

A. 11                            B. 8                                     C. 7                                     D. 14

C©u 20:

Hình vẽ trên cho thấy tế bào đang ở kì nào của quá trình nguyên phân?

A. Kì đầu                     B. Kì giữa                           C. Kì sau                             D. Kì cuối

C©u 21: Vi sinh vật có khả năng phân giải protein là do chúng có thể tiết ra enzim:

A. amylaza                   B. lipaza                              C. proteaza                          D. xenlulaza

C©u 22: Câu nào sau đây sai khi nói về vi sinh vật?

A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé và chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi

B. Tuy rất đa dạng nhưng vi sinh vật có những đặc điểm chung nhất định

C. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau và có sự phân bố hẹp

D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực

C©u 23: Nội dung nào đúng?

A. trong nuôi cấy không liên tục luôn có sự bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy ra các sản phẩm nuôi cấy.

B. môi trường nuôi cấy liên tục là một môi trường kín

C. Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng mới, không lấy ra các sản phẩm nuôi cấy là nguyên tắc của nuôi cấy liên tục

D. Bổ sung liên tục chất dinh dưỡng, lấy ra một lượng dịch  nuôi cấy tương đương là nguyên tắc của nuôi cấy liên tục

C©u 24: Vì sao trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào của giảm phân rất khó quan sát nhiễm sắc thể?

A. Nhiễm sắc thể chưa tự nhân đôi

B. Nhiễm sắc thể tồn tại dưới dạng sợi rất mảnh

C. Nhiễm sắc thể ra khỏi nhân và phân tán trong tế bào chất

D. Các nhiễm sắc thể tương đồng chưa liên kết thành từng cặp

C©u 25: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng …(1)…. tế bào của …(2).. vi sinh vật.

A. (1) số lượng, (2) cơ thể

B. (1) số lượng, (2) quần thể

C. (1) khối lượng và kích thước, (2) cơ thể

D. (1) khối lượng và kích thước, (2) quần thể

C©u 26: Sự nhân đôi nhiễm sắc thể của tế bào nhân thực diễn ra ở:

A. Kì đầu                     B. Pha G1                           C. Kì giữa                           D. Pha S

C©u 27: Ba hợp tử của cùng 1 loài nguyên phân với số lần bằng nhau đã tạo ra số tế bào mới chứa 4800 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 4650 nhiễm sắc thể đơn cho quá trình nguyên phân trên. Số tế bào được tạo thành từ quá trình nguyên phân của 3 hợp tử trên là:

A. 32                            B. 50                                   C. 96                                   D. 150

C©u 28: Hóa chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn có tính chọn lọc ?

A. izôprôpanol             B. natri hipôclorit                C. phoocmanđêhit               D. streptomixin

C©u 29: Chất nào sau đây không phải là nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật?

A. axit amin                                                             B. Vitamin                         

C. Oxi                                                                      D. bazơ purin và pyrimiđin

C©u 30: Môi trường ưu trương ức chế sinh trưởng của vi sinh vật do:

A. vi sinh vật không phân chia được

B. tế bào vi sinh vật bị co nguyên sinh

C. sự chênh lệch nồng độ chất giữa môi trường trong và ngoài tế bào

D. tế bào vi sinh vật bị nổ tung

 

----------------- HÕt 155 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu