Vật Lý Lớp 11 Căn Bản - 18/02/2012



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Lý 11 C¬ b¶n

M«n thi: Lý 11 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 113

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.........................

PhÇn tr¾c nghiÖm (5®)

C©u 1: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho:

A. Pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. Tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi

C. Tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó

D. Pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi

C©u 2: Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều, đường sức từ có hướng như hình vẽ:

A. Hình 1                     B. Hình 2                            C. Hình 3                            D. Hình 4

C©u 3: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là:

A. 24Wb                      B. 0Wb                                C. 0,048Wb                        D. 480Wb

C©u 4: Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây:

A. Vuông góc với dây dẫn

B. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện

C. Tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn

D. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn

C©u 5: Một cuộn dây có hệ số tự cảm 10mH có dòng điện 20A chạy qua. Năng lượng từ trường tích lũy trong cuộn dây là:

A. 2J                             B. 4J                                    C. 0,4J                                 D. 1J

C©u 6: Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5A chịu một lực từ 5N. Sau đó cường độ dòng điện thay đổi thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã:

A. Giảm bớt 4,5A        B. Tăng thêm 6A                C. Tăng thêm 4,5A             D. Giảm bớt 6A

C©u 7: Một khung dây phẳng diện tích 20cm2 gồm 100 vòng đặt trong từ trường đều B = 2.10-4T, véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Người ta giảm đều từ trường đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ trường biến đổi:

A. 10-3V                      B. 2.10-3V                          C. 3.10-3V                          D. 4.10-3V

C©u 8: Độ lớn cảm ứng từ tại tâm vòng dây dẫn tròn mang dòng điện không  phụ thuộc:

A. Bán kính tiết diện dây                                           B. Bán kính vòng dây

C. Cường độ dòng điện chạy trong dây                     D. môi trường xung quanh

C©u 9: Suất điện động cảm ứng là suất điện động:

A. Sinh ra dòng điện trong mạch kín

B. Được sinh bởi dòng điện cảm ứng

C. Sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín

D. Được sinh bởi nguồn điện hóa học

C©u 10: Nếu cường độ dòng điện trong dây tròn tăng 2 lần và đường kính dây tăng 2 lần thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây:

A. Không đổi               B. Tăng 4 lần                       C. Tăng 6 lần                      D. giảm 2 lần

 

C©u 11: Lực Lo – ren – xơ là:

A. Lực Trái Đất tác dụng lên vật

B. Lực điện tác dụng lên điện tích

C. Lực từ tác dụng lên điện tích đứng yên trong từ trường

D. Lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường

C©u 12: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ:

A. Hóa năng                 B. Cơ năng                          C. Quang năng                    D. Nhiệt năng

C©u 13: Tại tâm một dòng điện tròn cường độ 5A, cảm ứng từ đo được 31,4.10-6T. Đường kính của dòng điện đó là:

A. 26cm                       B. 20cm                               C. 10cm                              D. 22cm

C©u 14: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng ngay khi nam châm đang đặt thẳng đứng tại tâm vòng dây ở trên bàn thì bị đổ:

A. Hình 1                     B. Hình 2                            C. Hình 3                            D. Hình 4

C©u 15: Cho dòng điện chạy trong cuộn dây giảm từ 16A đến 0 trong thời gian 0,01s. Suất điện động tự cảm trong cuộn dây có giá trị trung bình 64V. Khi đó độ tự cảm của cuộn dây là:

A. 0,04 mH                  B. 32 mH                            C. 40 mH                            D. 0 mH

 

PHẦN TỰ LUẬN (5đ)

Câu 1 (2đ): Nêu đặc điểm của véc-tơ lực từ tác dụng lên dây dẫn chiều dài l mang dòng điện cường độ I đặt trong từ trường đều B (Viết biểu thức, giải thích từng đại lượng) ?

Câu 2 (3đ): Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí cách nhau khoảng d = 10cm, có dòng điện ngược chiều I1 = I2 = 2,4A đi qua như hình vẽ. Tính độ lớn (có vẽ hình minh họa) cảm ứng từ tại:

a. M cách dòng điện  I1 đoạn 5cm, cách I2 đoạn 5cm ?

b. N cách dòng điện  I1 đoạn 20cm, cách I2 đoạn 10cm ?

c. Khi I1 được giữ không đổi (I1 = 2,4A) và I2 = 4,8A. Tìm những điểm có từ trường tổng hợp bằng 0 ?

 

 

 

 

----------------- HÕt -----------------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu