Đề kiểm tra môn vật lý 10 Nâng Cao - Huỳnh Mẫn Đạt 23/02/2013



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Lý 10  N©ng Cao

M«n thi: Lý 10 N©ng cao

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 179

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:............................

C©u 1: Một vật rơi tự do từ độ từ độ cao 120m. Lấy g = 10m/s2. Tính tốc độ của vật tại vị trí mà ở đó động năng của vật lớn gấp ba lần thế năng :

A. 10m/s                B. 30m/s                        C. 20m/s                        D. Đáp án khác

C©u 2: Cho một vật rơi tự do. Tại thời điểm t, vật rơi được đọan đường s và có động năng Wđ, động năng của vật tăng gấp đôi khi :

A. vật rơi thêm đọan                                             B. vật ở tại thời điểm t

C. vật rơi thêm đọan                                              D. vật ở tại thời điểm 2t

C©u 3: Thanh CB dài 40 cm đồng chất, có khối lượng m = 2 kg, trục quay qua điểm C đang cân bằng như hình vẽ nhờ dây treo AB . Momen của trọng lực đối với trục quay qua điểm C:

A. 2 N.m                      B. 0,4 N.m                          C. 0,2 N.m                          D. 4 N.m

C©u 4: Một con lắc đơn có chiều dài l. Kéo nhẹ vật ra khỏi vị trí cân bằng,dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc a rồi buông nhẹ .Tốc độ của vật nặng khi qua vị trí dây treo thẳng đứng là :

A. v =                                                           B. v =       

C. v=                                   D. v=

C©u 5: Một vật có khối lượng m1 đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm trực diện với vật  m= đang nằm yên.. Sau va chạm hòan tòan không đàn hồi , cả hai vật chuyển động với cùng vận tốc v'. Tỉ số giữa động năng của hai vật trước và sau va chạm là :

A.                    B.                            C.                           D.

C©u 6: Ba lực đồng quy tác dụng lên vật rắn cân bằng có độ lớn lần lượt là 12N, 16N và 20N. Nếu lực 16N không tác dụng vào vật nữa thì hợp lực tác dụng lên vật là:

A. 16N.                        B. 20N.                               C. 15N.                               D. 12N.

C©u 7: Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho:

A. Sự nhanh chậm của chuyển động                        B. Tác dụng làm quay của lực

C. Tốc độ quay của chuyển động                             D. Tác dụng làm quay của vật

C©u 8: Chọn câu sai khi nói về động lượng :

A. Là đại lượng vectơ, hướng của động lượng luôn cùng hướng với vectơ vận tốc của vật.

B. Trong va chạm giữa hai vật, động lượng của mỗi vật luôn bảo tòan.

C. Có đơn vị là N.s

D. Xác định bằng tích khối lượng và vectơ vận tốc của vật

C©u 9: Một người nâng một tấm gỗ đồng chất tiết diện đều có trọng lượng 200N bằng một lực  có hướng vuông góc với đầu thanh như hình vẽ. Lấy g = 10 m/s2 ,khi tấm gỗ cân bằng ở vị trí hợp với mặt đất góc a=300 thì độ lớn lực F là:

A. 100 N                      B. 86,6 N                            C. 28,9 N                            D. 50 N

C©u 10: Hai vật có cùng khối lượng m, chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng nhau (v­1 = v2). Động lượng của hệ hai vật này là:

A.                B.                       C.             D. Cả A, B và C đúng

C©u 11: Một vật trựơt không vận tốc đầu từ đỉnh một dốc dài 10m, góc nghiêng của dốc so với mặt phẳng ngang là 30o. Bỏ qua mọi ma sát và lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật ở chân dốc là

A. 10. m/s              B. 10 m/s                             C. 5. m/s                       D. 10. m/s

C©u 12: Công cơ học là đại lượng :

A. Vô hướng, có thể âm hoặc dương.                      B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.       D. Véc tơ, có thể âm hoặc dương.

C©u 13: Ba lực  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

A. di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

B. tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.

C. làm giảm độ lơn hai trong ba lực đi hai lần.

D. di chuyển giá của một trong ba lực.

C©u 14: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? Vị trí trọng tâm của một vật :

A. phải là một điểm của vật.                                     B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.

C. có thể ở trên trục đối xứng của vật.                     D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.

C©u 15: Từ một máy bay đang bay ngang với vận tốc v so với mặt đất, người ta bắn vế phía trước một viên đạn có khối lượng m, vận tốc 2v đối với máy bay. Động năng của viên đạn đối với mặt đất

A. 4,5 mv2                   B. 3,5 mv2                          C. 6mv2                              D. 9 mv2

C©u 16: Đồ thị biểu diễn động năng của vật theo quãng đường vật đi trong chuyển động rơi tự do là:

A. Đồ thị a                   B. Đồ thị b                          C. Đồ thị c                          D. Đồ thị d

C©u 17: Một viên đạn có khối lượng 3kg đang bay thẳng đứng lên cao với tốc độ 47m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh lớn có khối lượng 2kg bay theo hướng chếch lên cao hợp với phương thẳng đứng một góc 45o với vận tốc 50m/s. Hướng và vận tốc của mảnh còn lại là: (Lấy  )

A. Hướng chếch lên hợp với phương thẳng đứng một góc 45o với vận tốc 100m/s

B. Hướng chếch lên hợp với phương thẳng đứng một góc 60o với vận tốc 50m/s

C. Hướng chếch lên hợp với phương thẳng đứng một góc 45o với vận tốc 50m/s

D. Hướng chếch lên hợp với phương thẳng đứng một góc 60o với vận tốc 100m/s

C©u 18: Phát biểu nào sau đây sai: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:

A. Cùng là một dạng năng lượng.

B. Đều được xác định sai kém một hằng số cộng

C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.

D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể (+), (–) hoặc = 0

C©u 19: Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi vật rắn cân bằng, phương dây treo vật sẽ :

A. không trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật

B. trùng với trục đối xứng của vật

C. không trùng với đường thẳng nối trọng tâm của vật và điểm treo

D. Có thể không nằm theo phương thẳng đứng

C©u 20: Một xe goòng được kéo cho chuyển động trên đường ngang nhẵn bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng nằm ngang bằng 300. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị là:

A. 30 kJ.                       B. 15 kJ                               C. 25,98 kJ                          D. 51,9 J.

C©u 21: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 3kg được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc a = 200 (hình vẽ). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 10m/s2. Lực căng của dây là :

A. 28N.                        B. 10N.                               C. 78N.                               D. 32N

C©u 22: Lò xo nằm ngag có độ cứng k=0,5N/cm, một đầu cố định, một đầu gắn vật m. Công của lực đàn hồi của lò xo khi vật đi từ vị trí có tọa độ 1cm đến vị trí lò xo không biến dạng là :

A. 0,0025J                    B. 0,5J                                 C. 0,75J                               D. 1J

C©u 23: Một khẩu đại bác có bánh xe, khối lượng tổng cộng 7,5tấn; nòng súng hợp với phương ngang góc 600. Khi bắn một viên đạn khối lượng 20kg, súng giật lùi theo phương ngang với tốc độ 1m/s. Bỏ qua ma sát. Tốc độ viên đạn lúc rời khỏi nòng súng:

A. 375m/s                     B. 500m/s                            C. 750m/s                            D. 250m/s

C©u 24: Một viên đạn khối lượng 10g bay theo phương ngang với tốc độ 300m/s xuyên qua một tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, viên đạn có tốc độ 100m/s. Độ lớn lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là:

A. 8000N                      B. 6000N                             C. 4000N                             D. 2000N

C©u 25: Một dây thép mảnh đồng chất tiết diện đều, có chiều dài MN = 2L. Gập sợi dây sao cho đầu N trùng với trung điểm O của đoạn MN. Trọng tâm vật sẽ:

A. vẫn nằm tại O

B. nằm tại một điểm cách O một đoạn L/8, về phía M.

C. nằm tại một điểm cách O một đoạn L/4, về phía M.

D. nằm tại một điểm cách O một đoạn  3L/8, ở phần bị gấp.

C©u 26: Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động bằng phản lực :

A. Chuyển động phản lực của tên lửa là hệ quả của định luật III Newton, khối khí cháy phụt ra tác dụng lực lên không khí và phản lực của không khí đẩy tên lửa bay theo chiều ngược lại.

B. Chuyển động phản lực của tên lửa là hệ quả của định luật  bảo tòan động lượng, không cần sự có mặt của môi trường do đó tên lửa có thể họat động trong khỏang không vũ trụ.

C. Động lượng của khối khí phụt ra phía sau quyết định vận tốc bay của tên lửa.

D. Súng giật khi bắn cũng là một trường hợp đặc biệt của chuyển động bằng phản lực.

C©u 27: Một thanh chắn đường dài 7.8m có khối lượng 210kg, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m.  Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bao nhiêu để giữ cho thanh nằm ngang. Lấy g=10m/s2.

A. 1000N                     B. 500N                              C. 100N                              D. 400N

C©u 28: Một vật có khối lượng m1 =1kg chuyển động với vận tốc v1 =1,5 m/s đến va chạm vào vật khác có khối lượng m2 =0,5 kg đang đứng yên .Sau khi va chạm ,cả hai dính vào nhau và chuyển động theo chiều ban đầu của m1. Sau va chạm tốc độ của mỗi vật là :

A. v1= v2 =1 m/s                                                      B. v1= v2 =1,5 m/s

C. v1 =1,5  m/s ; v2=1 m/s                                        D. v1 =1 m/s ; v2=1,5 m/s

C©u 29: Nhờ cần cẩu, một kiện hàng khối lượng 5T được nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều, đạt độ cao 10m trong 5 s. Lấy g = 10 m/s2 , công suất của động cơ trong giây thứ  5 có giá trị :

A. 216 kW                   B. 121,6 kW                        C. 160 kW                          D. 16 kW

 

C©u 30: Một vật rắn chịu tác dụng của các lực có hướng như hình vẽ. Vật rắn không thể cân bằng trong các trường hợp:

A. I và III                    B. I và IV                            C. II và IV                          D. I;  II và III

 

----------------- HÕt 179 -----------------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu