MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH THEO CHƯƠNG TRÌNH OLYMPIC 5



Bài 5. Phân tích định tính các hợp chất hữu cơ

Ở thí nghiệm này bạn phải nhận biết 7 chất rắn chưa biết ghi trong danh sách các chất ở trang 7, chúng là các thuốc phổ biến trong cuộc sống hằng ngày và là các tác nhân hữu ích trong hóa hữu cơ. Để đạt điều này, phải tiến hành các phản ứng hoá học theo qui trình sau và phân tích kết quả thu được.

-           Các lọ dán nhãn chất chưa biết như:

Lọ   U-1,  Lọ  U-2,  Lọ  U-3,  Lọ  U-4,  Lọ  U-5,  Lọ  U-6,  Lọ  U-7

Phản ứng thử 1:  Thử tính tan

Lắc ống nghiệm với CH3CN, 1M HCl, nước và 1M NaOH.

Phản ứng thử 2: thử với 2,4-DNPH

Hòa tan một chất chưa biết với 95% EtOH và thử với dung dịch của 2,4-dinitrophenylhydrazin trong axit sunfuric đặc và 95% ethanol (2,4-DNPH).

Phản ứng thử 3: thử với CAN

Trộn dung dịch Xeri(IV) ammoni nitrat trong HNO3 loãng (kí hiệu nhãn là CAN) với CH3CN được hỗn hợp. Cho chất chưa biết vào dung dịch hỗn hợp. Nếu có sự đổi màu dung dịch, thì dung dịch này có thể chứa ancol, phenol hoặc  andehit.

Phản ứng thử 4: Phép thử Baiơ (Baeyer)

Trong ống nghiệm, hòa tan chất chưa biết với CH3CN. Vừa lắc vừa cho từ từ vào dung dịch thử 5 giọt dung dịch 0.5% KMnO4.

Phản ứng thử 5: Thử pH

Trong ống nghiệm, hoà tan chất chưa biết với 2 ml 95% EtOH. Dùng giấy pH để đo pH của dung dịch.

Phản ứng thử 6: thử với sắt (III) clorua

Lấy dung dịch thu được từ Phản ứng thử 5 và cho 5 giọt dung dịch 2.5% FeCl3.


Thiết bị và Hóa chất tiến hành

THIẾT BỊ

HÓA CHẤT

- Cân

- Phễu lọc;

- Cốc 100 mL;

- Ống nghiệm;

- Thìa;

- 7 chất chưa biết

- HCl 1M;

- NaOH 1M;

- Nước cất

- Dung dịch KMnO4;

- CH3CN;

- Dung dịch CAN

- 2,4 – DNPH

- Dung dịch FeCl3 2,5%

- C2H5OH

- Giấy pH

 

Qui trình tiến hành

Các lời khuyên hữu ích

a) Trọng lượng của thìa (spatula) lấy đầy chất khoảng 15~20 mg.

b) Lau kĩ thìa bằng giấy lau sau khi dùng lấy chất.

c) Sau khi cho bất kì tác nhân nào miêu tả dưới đây vào dung dịch của mẫu chưa biết, phải trộn kĩ và quan sát thận trọng hỗn hợp thu được.

d) Để nhận điểm tối đa, phải tiến hành tất cả các phản ứng thử và ghi vào bảng.

Phản ứng thử 1:  Thử tính tan

Cho vào ống nghiệm một thìa đầy chất (15~20 mg) chưa biết và1 ml of CH3CN. Lắc ống nghiệm và ghi lại tính tan. Lặp lại thí nghiệm với 1M HCl, nước và1M NaOH.

Phản ứng thử 2: thử với 2,4-DNPH

Cho khoảng 15~20 mg một chất chưa biết vào ống nghiệm và hòa tan với 2 ml 95% EtOH (đối với các chất tan được trong nước, thì lấy khoảng15~20 mg hoà vào trong 1 ml nước). Cho vào 5 giọt dung dịch của 2,4-dinitrophenylhydrazin trong axit sunfuric đặc và 95% ethanol (kí hiệu nhãn là 2,4-DNPH).

Phản ứng thử 3: thử vớiCAN

Trộn 3 ml dung dịch Xeri(IV) ammoni nitrat trong HNO3 loãng (kí hiệu nhãn là CAN) với 3 ml CH3CN trong ống nghiệm. ở ống nghiệm khác cho khoảng 15~20 mg chất chưa biết vào 1 ml dung dịch hỗn hợp. (đối với chất tan trong nước, thì đầu tiên hoà khoảng 15~20 mg mẫu trong 1 ml nước, và sau đó cho thêm 1 ml thuốc thử CAN. Nếu có sự đổi màu dung dịch, thì dung dịch này có thể chứa ancol, phenol hoặc  andehit.

Phản ứng thử 4: Phép thử Baiơ (Baeyer)

Trong ống nghiệm, hòa tan khoảng 15~20 mg chất chưa biết với 2 ml CH3CN (Đối với chất tan được trong nước, thì hoà khoảng 15~20 mg chất với 1 ml nước). Vừa lắc vừa cho từ từ vào dung dịch thử 5 giọt dung dịch 0.5% KMnO4.

Phản ứng thử 5: Thử pH

Trong ống nghiệm, hoà khoảng 15~20 mg chất chưa biết với 2 ml 95% C2H5OH (Đối với chất tan được trong nước, thì hoà khoảng 15~20 mg chất với 1 ml nước. Dùng giấy pH để đo pH của dung dịch

Phản ứng thử 6: thử với sắt (III) clorua

Lấy dung dịch thu được từ Phản ứng thử 5 và cho 5 giọt dung dịch 2.5% FeCl3.

Ghi kết quả

1. Ghi các kết quả thử vào tờ Phiếu Trả lời. Viết O nếu tan, còn X nếu không tan đối với phản ứng thử tính tan. Viết (+) đối với phản ứng dương tính, còn (–) cho phản ứng âm tính đối với các phản ứng thử 2 ~ 4 và 6. Viết a, bn tương ứng với dung dịch có tính axit, bazơ hoặc trung tính, còn pH với phản ứng thử 5.

2. Dựa trên kết quả thử, hãy cho biết cấu tạo phù hợp của các hợp chất chưa biết, suy từ các chất đã cho trong danh sách. Viết chất này vào ô thích hợp.

Các hợp chất chưa biết có thể là

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu