Hóa Học 12- Ôn Thi HKII



Trang Anh Nam

Trắc Nghiệm Ôn Thi Học Kì II lớp 12 Môn Hóa

1)  Phương pháp thích hợp nhất để điều chế đồng thô thành đồng tinh khiết là:
a) điện  phân dung dịch CuSO4 với anot đồng thô
b) ngâm đồng thô trong dung dịch HCl để hoà tan hết tạp chất
c) điện phân nóng chảy CuSO4 với anot đồng thô
d) hoà tan đồng thô bằng dung dịch HNO3 rồi điện phân dung dịch muối đồng

2) Hòa tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch X. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51gam. Giá trị của V là:
a) 1,5 lít
b) 1,1 lít
c) 1,2 lít
d) 0,8 lít

3) Dẫn 2,24 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm oxi và ozon đi qua dung dịch KI dư thấy có 12,7 gam chất rắn màu tím đen. Thành phần % theo thể tích của oxi và ozon trong hỗn hợp lần lượt bằng:
a) 60% và 40%               
b) 50% và 50%               
c) 40% và 60%               
d) 45% và 55%

4) Có 4 chất rắn đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn gồm: Mg, Al2O3, Al, Ba. Thuốc thử duy nhất có thể phân biệt 4 chất rắn trên là:
a) dung dịch NaOH
b) dung dịch HNO3
c) H2O
d) dung dịch Na2CO3

5) Cho dung dịch chứa các ion sau (Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+, Cl-). Muốn tách được nhiều cation ra khỏi dung dịch mà không đưa ion lạ vào dung dịch, ta có thể cho dung dịch tác dụng với chất nào trong các chất sau:
a) Dung dịch K2CO3 vừa đủ
b) Dung dịch NaOH vừa đủ
c) Dung dịch Na2CO3 vừa đủ
d) Dung dịch Na2SO4 vừa đủ

6) Đốt cháy bột crom trong oxi dư thu được 2,28g một oxit duy nhất. Khối lượng crom bị đốt cháy là:
a) 1,19 gam
b) 1,56gam
c) 0,78gam
d) 1,74 gam

7)Có 5 mẩu kim loại: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Nếu chỉ dùng dd H2SO4 loãng (không được dùng thêm bất cứ chất nào khác kể cả quì tím, nước nguyên chất) có thể nhận biết được tối đa những kim loại nào?
a) Ag, Fe
b) Cả 5 kim loại               
c) Ba, Al, Ag                   
d) Ba, Mg, Fe, Al

8) Cho 200 ml dung dịch NaOH vào 400ml dung dịch Al(NO3)3 0,2M thu được 4,68 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch NaOH ban đầu là:
a) 0,9 M hoặc 1,2 M.
b) 0,6 M hoặc 1,2 M
c) 0,8 M hoặc 1,4 M
d) 0,9 M hoặc 1,3 M

9) Trong các câu sau đây, câu nào không đúng?
a) Crom là kim loại nên chỉ tạo được oxit bazơ.
b) . Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
c) Crom có những tính chất hóa học giống nhôm
d) Crom có những hợp chất giống hợp chất của lưu huỳnh.

10) Phát biểu nào dưới đây không đúng?
a) Crom có màu trắng, ánh bạc, dễ bị mờ đi trong không khí.
b) Crom là một kim loại cứng (chỉ thua kim cương), cắt được thủy tinh.
c) Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 18900C).
d) Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng 7,2g/cm3).
11) Cho 2 thí nghiệm sau:

TN 1. Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3                                    

TN 2. Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dd Na[Al(OH)4]

Hiện tượng xảy ra ở 2 TN trên là:

a) có kết tủa xuất hiện, TN2 cho dd trong suốt
b) TN1 cho dd trong suốt, TN2 có kết tủa xuất hiện
c) Cả 2 TN đều có kết tủa, kết tủa này không tan trong tác nhân dư
d) Cả 2 TN đều có kết tủa, kết tủa này tan trong tác nhân dư

12) Hiện tượng xảy ra khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng là:
a) màu xanh của dung dịch  hầu như không đổi, điện cực catot tan.
b) màu xanh của dung dịch nhạt dần, điện cực anot tan.
c) màu xanh của dung dịch nhạt dần đến mất màu, điện cực không đối.
d) màu xanh của dung dịch hầu như không đổi, điện cực anot tan.

13) Nhiệt phân 9,4 gam Cu(NO3)2 thu 5,35 gam chất rắn khan. Vậy hiệu suất của phản ứng  là:
a) 50,0%.                        
b) 75,0%.
c) 83,69%
d) 45,0%.

14) Cho 1,54 gam Fe vào 75 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn.Giá trị của m là:
a) 5,94
b) 8,98
c) 8,10
d) 9,10

15) Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3. Hiện tượng quan sát được là
a) bề mặt thanh đồng chuyển từ màu đỏ sang màu xanh
b) khối lượng thanh Cu tăng, dung dịch  không đổi màu
c) dung dịch từ  màu xanh chuyển sang không màu
d) bề mặt thanh đồng chuyển từ màu đỏ sang màu trắng sáng

16) Một dung dịch có chứa đồng thời các anion: Cl-, SO4-2 và NO3-. Để chứng minh sự có mặt của các ion này, người ta trích 2 mẫu thử và thứ tự thuốc thử cần dùng:
a) Cu, dung dịch H2SO4, dung dịch AgNO3.
b) dung dịch Ba(NO3)2 dư, dung dịch AgNO3
c) dung dịch BaCl2 dư, dung dịch AgNO3, Cu và dung dịch HCl
d) dung dịch Ba(NO3)2 dư, dung dịch AgNO3, Cu và dung dịch H2SO4.

17)Nhóm gồm hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là:
a)  HCl và CaCl2
b) CuCl2 và FeCl3
c) CuSO4 và ZnCl2
d) MgSO4 và HCl

18) Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?
a) Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa xanh lục tan lại trong NaOH dư
b) Thêm dư NaOH và Cl2 vào dung dịch CrCl2 thì dung dịch từ màu xanh chuyển sang màu vàng.
c) Thêm từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa xanh lục, sau đó tan lại
d) Thêm dư NaOH vào dung dịch K2Cr2O7 thì dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng

19) Cho dung dịch NaOH loãng dư vào các dung dịch muối sau: MgSO4, NiSO4, Cr2(SO4)3, CrSO4, ZnSO4. Số muối tạo kết tủa, rồi kết tủa tan là:
a) 5
b) 2
c) 4
d) 3

20) : Thêm 2 g kali hiđroxit vào 3,92 g crom (III) sunfat. Sau đó thêm tiếp m gam kali hiđroxit vào hỗn hợp phản ứng thì kết tủa hòa tan hoàn toàn. Vậy m nhận giá trị nhỏ nhất là:
a) 2 gam
b) 3,5 gam
c) 2,48 gam
d)3,24 gam

21) Hòa tan 20 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)và nước thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 20 ml dung dịch X axit hóa bằng dung dịch H2SO4 loãng rồi cho tác dụng với dung dịch KMnO4 0,03 M. Thể tích dung dịch KMnO4 để làm mất màu vừa đủ dung dịch trên là 25 ml. Thành phần phần trăm khối lượng của FeSO4 tinh khiết là:
a) 28,5%
b) 43,0%
c) 57,0%
d) 25,0%

22) Có 3 hỗn hợp: Cu-Ag, Cu- Al, Cu- Zn. Để phân biệt 3 hỗn hợp trên, dùng các dung dịch
a) NaOH, Cu(NO3)2        
b) H2SO4,  NaOH           
c) NH3, Cu(NO3)2           
d) HCl, NH3

23) Để phân biệt cation Ca2+ và Ba2+ thuốc thử cần dùng là:
a) dung dịch K2CrO4 trong H2SO4
b) dung dịch H2SO4.
c) dung dịch K2Cr2O7 trong CH3COOH
d) dung dịch K2Cr2O7trong HCl

24) : Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
a) CO
b) Al
c) H2
d) Cu

25) Cho  10 gam hợp kim  đồng thau (trong đó Cu chiếm 65%) vào dung dịch NaOH dư. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích khí thu được (đktc) là
a) 15,5 lít
b) 1,55 lít
c) 0,12 lít
d) 1,206 lít
26) Số hiệu nguyên tử của Fe là 26. Cấu hình electron của ion Fe3+ là:
a) 1s22s22p63s23p63d34s2
b) 1s22s22p63s23p63d104s1
c) 1s22s22p63s23p63d94s2
d) 1s22s22p63s23p63d5

27) Ag có lẫn Fe, Al và Cu ở dạng bột. Để tinh chế Ag nguyên lượng, ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?
a) Dung dịch HNO3         
b) Dung dịch NaOH        
c) Dung dịch Fe(NO3)3    
d) Dung dịch AgNO3

28) Cho dung dịch X chứa các ion: Fe3+, NH4+, SO4-2 và Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 5,35 gam kết tủa và 3,36 lít khí (đktc). Phần thứ hai tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 23,3 gam kết tủa. Khối lượng của các chất tan trong dung dịch X:
a) 18,65 gam                   
b) 37,1 gam                     
c) 37 gam                        
d) 37,3 gam

29) Chọn phát biểu không đúng:
a)Cr (OH)2, Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.
b) CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 có tính lưỡng tính.
c) Ion Cr2+, Cr3+ có tính trung tính; [Cr(OH)4]- có tính bazơ
d) Hợp chất  Cr(III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử, Cr(VI) có tính oxi hóa đặc trưng.

30) Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là
a) 9,75
b) 8,75'
c) 7,80
d) 6,50

 

Script provided by Tranganhnam@yahoo.com




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu