Đề Ôn Hóa HKI Lớp 12 - Nguyễn Thị Thanh Trúc - Đề Dể



Trang Anh Nam

Đề Ôn Hóa HKI Lớp 12 - Nguyễn Thị Thanh Trúc - Đề Dể

Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozơ17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được
dung dịch X. Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào dung dịch X và đun nhẹthì khối lượng bạc thu được là:
a) 6,75 g
b) 7,65 g
c) 16,0 g
d) 13,5 g

Câu 2: Dữ kiện thực nghiệm nào sau đây khôngdùng đểchứng minh được cấu tạo của glucozơ:
a) Glucozơcó phản ứng tráng bạc
b) Khửhoàn toàn glucozơcho n-hexan
c) Khi có xúc tác enzim, dung dịch glucozơlên men tạo ancol etylic, …
d) Glucozơtạo este chứa 5 gốc axit CH3COO -

Câu 3: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OOCCH2CH3. Tên gọi của X là:
a) etyl axetat
b) propyl axetat
c) metyl axetat
d) metyl propionat

Câu 4: Sựsắp xếp nào theo trật tựtăng dần lực bazơcủa các hợp chất sau đây đúng?
a) NH3< C2H5NH2< (C2H5)2NH < C6H5NH2
b) C6H5NH2< NH3< C2H5NH2< (C2H5)2NH
c) (C2H5)2NH < NH3< C6H5NH2< C2H5NH2
d) C2H5NH2< (C2H5)2NH < NH3< C6H5NH2


Câu 5: Amin C7H9N (chứa vòng benzen) có bao nhiêu đồng phân?
a) 3
b) 2
c) 4
d) 5

Câu 6: Có thểnhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau?
a) Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3
b) Thêm vài giọt dung dịch H2SO4
c) Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.
d) Nhận biết mùi

Câu 7: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chết 29,7 kg xenlulơ trinitrat từ xenlulozơ và
axit nitric với hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (d = 1,52 g/ml) cần dùng là:
a) 24,39
b) 1,43
c) 15,00

d) 14,39


Câu 8: Chọn câu saitrong sốcác câu sau đây:
a) Etylamin có tính bazơdo nguyên tửnitơcòn cặp eletron chưa liên kết có khảnăng nhận proton
b) Etylamin dễtan trong nước do có liên kết hidro
c) Tính chất hóa học của etylamin là phản ứng tạo muối với bazơmạnh
d) Etylamin tan trong nước tạo dung dịch có khảnăng sinh ra kết tủa với dung dịch FeCl

Câu 9: Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơmạnh nhất ?
a) C6H5- CH2- NH2
b) (C6H5)2NH2
c) C6H5- NH2
d) p- CH3- C6H4- NH2

Câu 10: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin đơn chức, đồng đẳng kếtiếp nhau tác dụng vừa đủvới dung dịch
HCl 1M, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thểtích dung dịch HCl đã dùng là:
a) 200 ml
b) 100 ml
c) 320 ml
d) 50 ml

Câu 11: Đểtinh chếanilin từhỗn hợp phenol, anilin, benzen, cách thực hiện nào dưới đây là hợp lý ?
a) Dùng dung dịch NaOH đểtách phenol, sau đó dùng brom đểtách anilin ra khỏi benzen
b) Hòa tan trong dung dịch brom dư, lọc kết tủa, tách halogen hóa thu được anilin
c) Hòa tan trong dịch HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dưvà chiết lấy anilin tinh khiết
d) Hòa tan trong dung dịch NaOH dư, chiết phần tan và thổi CO2vào đó đến dưthu được anilin tinh khiết

Câu 12: Dung dịch etylamin không tác dụng với:
a) dung dịch FeCl3
b) Cu(OH)2 và dd FeCl3
c) Cu(OH)2
d) axit HCl

Câu 13: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại lipit:
a) (C17H33COO)2(C15H31COO)C3H5
b) (C17H35CO)3C3H5
c) (C2H5COO)3C3H5
d) (C6H5COO)3C3H5

Câu 14: Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có axit H2SO4 làm xúc tác) có thểthu được mấy loại trieste ?
a) 4
b) 5
c) 3
d) 6

Câu 15: Ancol và amin nào sau đây cùng bậc ?
a) (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2
b) (C6H5)2NH và C6H5CH2OH
c) C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3
d) (CH3)3COH và (CH3)3CNH2

Câu 16: C2H5NH2 trong H2O khôngphản ứng với chất nào trong sốcác chất sau?
a) HCl
b) H2SO4
c) NaOH
d) Quỳ tím

Câu 17: Phát biểu nào sao đây không đúng ?
a) Bậc của amin là bậc của nguyên tửcacbon liên kết với nhóm amin
b) Amin được cấu thành bằng cách thay thếH của amoniac bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon
c) Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no và thơm
d) Amin có từhai nguyên tửcacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân

Câu 18: Sử dụng hóa chất nào sau đây để nhận biết NH3NH2, C6H5OH, CH3COOH ?
a) HCl
b) Na
c) Quỳ tím
d) NaOH

Câu 19: Câu nào đúng trong các câu sau : tinh bột và xenlulozo khác nhau về
a) phản ứng thủy phân
b) tính tan trong nước lạnh
c) công thức phân tử
d) cấu trúc phân tử

Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2, 1,12 lít N2(các thể tích khí ở đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức của X là:
a) C3H5NO3
b) C3H7NO2
c) C3H6O
d) C3H9N

Câu 21: Thuốc thửdùng đểnhận biết riêng biệt các chất sau: glucozơ; glixerol; etanol và anđehit axetic là:
a) Cu(OH)2 trong môi trường kiềm
b) Nước brom
c) [Ag(NH3)2]OH
d) Na kim loại

Câu 22: Trong các chất sau đây, tên nào phù hợp với chất (CH3)2CHNH2 ?
a) Metyletylamin
b) Isopropylamin
c) Etylmetylamin
d) Isopropanamin

Câu 23: Các hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác ?
a) Nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ chuyển màu xanh
b) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin xuất hiện màu xanh
c) Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđroclorua làm xuất hiện “khói trắng”
d) Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức của hai amin là:
a) CH3NH2 và C2H5NH2
b) C5H11NH2 và C6H13NH2
c) C3H7NH2 và C4H9NH2
d) C2H5NH2 và C3H7NH2

Câu 25: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
a) Metylamin có tính bazơmạnh hơn anilin
b) Tính bazo của các amin đều mạnh hơn NH3
c) Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk
d) Các amin đều có thểkết hợp với proton
Câu 26: Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin đơn chức no (được trộn với i số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủvới
200 ml dung dịch HCl, thu được 2,98 gam muối. Kết quả nào sau đây không chính xác ?
a) Công thức của hai amin là CH5N và C2H7N
b) Nồng độ mol dung dịch HCl bằng 0,2 M
c) Số mol mỗi chất là 0,02 mol
d) Tên gọi hai amin là metylamin và etylamin
Câu 27: Có thể tổng hợp ancol etylic từ CO2 theo sơ đồ sau:

CO2 → tinh bột → glucozơ → ancol etylic Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành ancol etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%; 75%; 80%.

a) 280,0 lít
b) 373,3 lít
c) 149,3 lít
d) 112,0 lít

Câu 28: Dung dịch A gồm phenol và anilin.
Thí nghiệm 1: Lấy 100 ml dung dịch A cho tác dụng với HCl thu được 1,295 gam muối phenylamoniclorua.
Thí nghiệm 2: 100 ml dung dịch A tác dụng vừa đủ với 300 gam nước brom 3,2%.
Nồng độ phenol trong dung dịch A là:
a) 0,01 M
b) 0,15 M
c) 0,1 M
d) 0,2 M

Câu 29: Cho các phát biểu sau đây:

A. Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro           

B. Chỉ có các chất béo ởthểlỏng mới có phản ứng cộng hiđro

C. Các triglixerit có gốc axit béo no thường là chất rắn ở điều kiện thường  

D.Có thểdùng nước đểphân biệt este với ancol hoặc với axit tạo nên chính este đó

Những phát biểu đúng là:

a) C,D
b) A,B,C,D
c) A,C,D
d) A,B,D

Câu 30: Công thức nào dưới đây là công thức tổng quát cho dãy đồng đẳng amin thơm (chứa một vòng benzen), đơn chức, bậc nhất ?
a) CnH2n-7NH2
b) CnH2n-3NHCnH2n-4
c) C6H5NHCnH2n+1
d) CnH2n+1NH2

Câu 31: Khử glucozơ bằng hiđro để tạo sobitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 g sobitol với hiệu suất 80% là:
a) 22,5 g
b) 2,25 g
c) 14,4 g
d) 1,44 g
 
Câu 32: Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch nước của chất nào sao đây ?
a) FeCl3 và H2SO4
b) NaOH
c) NH3
d) NaCl

Câu 33: Có bao nhiêu amin bậc ba có cùng công thức phân tử C6H15N ?
a) 4 chất
b) 7 chất
c) 8 chất
d) 3 chất

Câu 34: Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai ?
a) [CH3]2- CH - NH2
b) CH3- NH - CH3
c) C6H5NH2
d) H2N - [CH2]2- NH2
Câu 35: Hợp chất hữu cơ X mạch hởchứa C, H và N. Trong đó, N chiếm 16,09% vềkhối lượng. X tác dụng
được với HCl theo tỉ lệ số mol 1:1. Công thức của X là:
a) C2H5NH2
b) C5H11NH2
c) C4H9NH2
d) C3H7NH2

Câu 36: Ứng với công thức phân tử C4H6O2 có bao nhiêu este mạch hở đồng phân của nhau ?
a) 4
b) 3
c) 6
d) 5

Câu 37: Fructozơ không phản ứng được với
a) dung dịch brom
b) Cu(OH)2
c) phức bạc amoniac trong môi trường kiềm ([Ag(NH3)2]OH)
d) H2/ Ni, nhiệt độ

Câu 38: Điều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng ?
a) Đốt cháy hết a mol bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (giả sử phản ứng cháy chỉ cho N2)
b) Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn
c) Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ
d) A và C đúng

Câu 39: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ yếu nhất?
a) C6H5- CH2- NH2
b) C6H5- NH2
c) NH3
d) (C6H5)2NH

Câu 40: Khi thủy phân tinh bột ta thu được sản phẩm cuối cùng là
a) fructozơ
b) saccarozơ
c) glucozơ
d) mantozơ
 

--------------------- HẾT ---------------------

Script provided by Tranganhnam@yahoo.com




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu